THÔNG CÁO BÁO CHÍ - Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong thán

 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ - Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 07 năm 2016
11/9/2016 12:00:00 AM
THÔNG CÁO BÁO CHÍ - Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 07 năm 2016
Theo nguồn Cổng thông tin Chính phủ

BỘ TƯ PHÁP

___________
Số: 2661/TCBC-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2016

 

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ


Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ban hành trong tháng 7 năm 2016


_____________________________________

 

 

Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2016 như sau:

 


I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

 


Trong tháng 7 năm 2016, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 55 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 52 Nghị định của Chính phủ và 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:


Các Nghị định của Chính phủ:


1. Nghị định số 57/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng.


2. Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.


3. Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.


4. Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.


5. Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.


6. Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.


7. Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.


8. Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.


9. Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.


10. Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.


11. Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.


12. Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.


13. Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.


14. Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.


15. Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.


16. Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh.


17. Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.


18. Nghị định số 74/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.


19. Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV.


20. Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.


21. Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.


22. Nghị định số 79/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà chung cư, kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản.


23. Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.


24. Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.


25. Nghị định số 82/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.


26. Nghị định số 83/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng.


27. Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.


28. Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.


29. Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán.


30. Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.


31. Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.


32. Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế.


33. Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.


34. Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.


35. Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.


36. Nghị định số 93/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm.


37. Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.


38. Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.


39. Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.


40. Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.


41. Nghị định số 98/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.


42. Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.


43. Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.


44. Nghị định số 102/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh thuốc.


45. Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.


46. Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.


47. Nghị định số 108/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.


48. Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.


49. Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.


50. Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.


51. Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.


52. Nghị định số 118/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

 


Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:


1. Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.


2. Quyết định số 29/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.


3. Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài.

 


II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

 


1. Nghị định số 57/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều, sửa đổi, bổ sung Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng, cụ thể Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:


“Điều 7. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng


1. Có hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây:


a) Có tối thiểu 02 đường truyền số liệu, trong đó mỗi đường truyền được cung cấp bởi 01 nhà cung cấp dịch vụ, để đảm bảo duy trì việc truyền đưa liên tục thông tin số;
b) Có trang thiết bị công nghệ thông tin phù hợp với mặt bằng công nghệ của hệ thống tổ chức cấp tín dụng và có khả năng tích hợp, kết nối được với các tổ chức cấp tín dụng;
c) Có hệ thống máy chủ, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng, thực hiện dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5.000.000 khách hàng vay;
d) Có phương án bảo mật, an toàn thông tin;
đ) Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ chính quá 04 giờ làm việc.


2. Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng.


3. Có người quản lý doanh nghiệp và thành viên Ban kiểm soát đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty
Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
b) Đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh
Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó ít nhất 50% số thành viên có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
c) Đối với Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)
Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.
d) Đối với thành viên Ban kiểm soát
Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, công nghệ thông tin.
Thời gian làm việc trực tiếp trong lĩnh vực công tác quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này là thời gian được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm việc trong lĩnh vực đó.


4. Có phương án kinh doanh khả thi và không được kinh doanh ngành nghề khác ngoài nội dung hoạt động thông tin tín dụng quy định tại Nghị định này.


5. Có tối thiểu 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không có cam kết tương tự với công ty thông tin tín dụng khác.


6. Có văn bản thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết, trong đó phải có những nội dung tối thiểu sau đây:
a) Nội dung, phạm vi thông tin tín dụng được cung cấp;
b) Thời gian, địa điểm, phương thức cung cấp, truyền đưa thông tin, dữ liệu, sản phẩm thông tin tín dụng;
c) Nguyên tắc, phạm vi, mục đích sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng;
d) Nghĩa vụ thông báo cho khách hàng vay về việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng vay;
đ) Trách nhiệm của các bên trong việc điều chỉnh, sửa chữa sai sót trong quá trình cập nhật, truyền đưa, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng thông tin;
e) Trách nhiệm của các bên trong việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra chất lượng và lưu giữ thông tin tín dụng;
g) Trách nhiệm và sự phối hợp của các bên khi giải quyết khiếu nại của khách hàng vay;
h) Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp;
i) Hiệu lực của văn bản thỏa thuận và đơn phương chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận;
k) Các quyền, nghĩa vụ khác của các bên trong quá trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng”.


2. Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định này thay thế Nghị định số 73/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật An toàn thông tin mạng năm 2015; bảo đảm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đang càng ngày phổ biến tại Việt Nam.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 13 điều, ban hành kèm theo 03 phụ lục, quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự; ban hành Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mật mã dân sự.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; (2) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực mật mã dân sự; người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực mật mã dân sự và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.


Nghị định quy định cụ thể về Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trình tự, thủ tục cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự; thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm các quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; điều khoản chuyển tiếp; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


3. Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Bãi bỏ Quyết định số 1973/2000/QĐ-BQP ngày 18 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Chứng minh quân đội (Chứng minh quân đội đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn còn giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019).


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015. Theo đó, Luật giao Chính phủ quy định chi tiết về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 16 điều, quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, tạm giữ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.


Nghị định này áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.


Nghị định quy định cụ thể về mục đích sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; nguyên tắc cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; thời hạn sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; các hành vi bị nghiêm cấm; nội dung thể hiện trên Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, Chứng minh công nhân quốc phòng và Chứng minh viên chức quốc phòng; cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; trình tự, thủ tục cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; thu hồi Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xử lý vi phạm; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


4. Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.


a) Hiệu lực thi hành: 15/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thi hành Luật Đầu tư; là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và công tác quản lý tài nguyên và môi trường của nước ta trong giai đoạn hiện nay.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 33 điều, ban hành kèm theo 05 phụ lục, quy định về một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường (gồm điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; điều kiện về năng lực của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước; điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước; điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản; điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải; điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm thuộc loại 6 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa; khoản 1 Điều 22 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.


Đối tượng áp dụng: (1) Điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề khoan điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác nước dưới đất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Điều kiện về năng lực của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước; điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước áp dụng đối với tổ chức thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước; tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước và tư vấn lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước; cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép tài nguyên nước; tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước có liên quan đến hoạt động lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước; cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước, thẩm định, cấp, gia hạn giấy phép tài nguyên nước; (3) Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản áp dụng với các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản; các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; (4) Điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, khảo nghiệm chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam; (5) Điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (6) Điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại.


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước; điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản; điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải; điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm; điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


5. Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, Luật Di sản văn hóa và phù hợp với tình hình thi hành pháp luật cũng như đòi hỏi thực tiễn của xã hội.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 21 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.


Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giám định cổ vật; tổ chức, cá nhân hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổvật; trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám địnhcổvật; thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; điều kiện, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi và trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích; điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích; thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi và trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


6. Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 điều, ban hành kèm theo 03 phụ lục, quy định cụ thể về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện năng lực của giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc; điều kiện năng lực của tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc; điều kiện năng lực của văn phòng giám định tư pháp xây dựng; điều kiện đối với tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; hồ sơ, trình tự, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; xử lý chuyển tiếp và điều khoản thi hành.


7. Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân áp dụng thực hiện, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường huy động nguồn lực xã hội trong việc xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho hoạt động kiểm định xe cơ giới, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp; tăng cường vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kiểm định xe cơ giới, đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông; khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình xã hội hoá kiểm định xe cơ giới.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 29 điều, ban hành kèm theo 05 phụ lục, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự và việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý, kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới (không áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh).
Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới; điều kiện chung về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; điều kiện cơ sở vật chất; điều kiện nhân lực; cấp, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.


8. Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính; bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; tạo cơ sở pháp lý và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông công trình đường bộ.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, ban hành kèm theo 07 phụ lục, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Điều 12; bổ sung Điều 12a, Điều 12b, Điều 12c, Điều 12d, Điều 12đ, Điều 12e và Điều 12g vào sau Điều 12 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.


9. Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Đầu tư năm 2014 và cụ thể hoá các quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 27 điều, ban hành kèm theo 12 phụ lục, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.


Nghị định này áp dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô, trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động có liên quan đến kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe tại Việt Nam.


Nghị định quy định cụ thể về quyhoạch phát triển cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy phép đào tại lái xe ô tô; điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động; điều khoản chuyển tiếp; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


10. Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định này bãi bỏ: (1) Điểm a, b, d, đ khoản 1; điểm b khoản 2 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; (2) Điểm h khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; (3) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 6; Điều 7; khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật hiện hành; đảm bảo kế thừa các điều kiện mang tính ổn định, phù hợp; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho doanh nghiệp, đồng thời sửa đổi, loại bỏ những điều kiện không còn phù hợp.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 chương, 25 điều, ban hành kèm theo 02 phụ lục, quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, bao gồm: (1) Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh vật có ích; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; (2) Điều kiện kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng; (3) Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường; (4) Điều kiện kinh doanh con giống vật nuôi, tinh, phôi, trứng giống, chăn nuôi tập trung đối với trâu, bò, dê, cừu, ngựa, thỏ, lợn, gà, vịt, ngan, đà điểu, chim cút, chim yến; sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản (bao gồm cả chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất, trừ hóa chất khử trùng, tiêu độc, sát trùng dùng trong nuôi trồng thủy sản); buôn bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; (5) Điều kiện sản xuất giống thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi, nghêu Bến Tre), nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi); kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản; khai thác thủy sản; (6) Điều kiện kinh doanh thực phẩm (lương thực; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; ca cao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm khác); cơ sở sản xuất thực phẩm (trồng trọt, thu hái, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản); cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; chợ đầu mối nông sản; cơ sở buôn bán thực phẩm.


Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập, hợp tác xã, cá nhân có đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 1 Nghị định này.


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện đầu tư kinh doanh bảo vệ và kiểm dịch thực vật; điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng; điều kiện đầu tư nuôi động vật rừng thông thường; điều kiện đầu tư kinh doanh chăn nuôi; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; điều kiện đầu tư kinh doanh về thủy sản; điều kiện đầu tư kinh doanh thực phẩm; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


11. Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Đầu tư; phù hợp với tình hình thực tiễn trong điều kiện hiện nay.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 17 điều, quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, bao gồm: (1) Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; (2) Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; (3) Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; (4) Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền.


Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


12. Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Bãi bỏ các quy định tại Điều 82, 89 và 92 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thực hiện Luật Đầu tư 2014, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 và các văn bản có liên quan…


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 40 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định chi tiết về điều kiện công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc kinh doanh, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan; (2) Cơ quan hải quan, công chức hải quan; (3) Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.


Nghị định quy định cụ thể về kinh doanh hàng miễn thuế; kho ngoại quan; kho bảo thuế; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho xăng dầu; kho hàng không kéo dài; địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (cảng cạn); địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


13. Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để hướng dẫn Luật Đầu tư; nhằm mục đích phát triển thị trường mua bán nợ, tạo cơ sở pháp lý, khuyến khích các thành phần tham gia thị trường một cách công khai, minh bạch và bình đẳng nhưng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 15 điều, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán nợ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán; Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán nợ theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán nợ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thành lập và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam; Sở giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán; tổ chức, cá nhân (trừ các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định này) hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; (2) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.


Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ; điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ; điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ; trách nhiệm của Bộ Tài chính; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


14. Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2017.


Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Nghị định này bãi bỏ các Nghị định và quy định sau: (1) Nghị định số 173/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải; (2) Nghị định số 49/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 173/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Đầu tư được và Bộ luật Hàng hải Việt Nam; quy định rõ điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải; phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 26 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm: (1) Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; (2) Thông báo hàng hải; (3) Khảo sát phục vụ Thông báo hàng hải; (4) Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải; (5) Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải; (6) Thông tin điện tử hàng hải; (7) Hoa tiêu hàng hải; (8) Thanh thải chướng ngại vật; (9) Nhập khẩu pháo hiệu hàng hải.


Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải tại Việt Nam.


Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải; điều kiện cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; điều kiện cung cấp dịch vụ khảo sát phục vụ công bố thông báo hàng hải; điều kiện cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải; điều kiện cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải; điều kiện cung cấp dịch vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải; điều kiện cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải; điều kiện cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải; điều kiện cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật; điều kiện kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải và điều khoản thi hành.


15. Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Các bản án, quyết định của Tòa án chưa thi hành được tổ chức thi hành theo quy định tại Nghị định này.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Tố tụng hành chính; khắc phục các hạn chế, bất cập của pháp luật về thi hành án hành chính; đáp ứng đòi hỏi của công tác thi hành án hành chính.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 37 điều, quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính; biện pháp xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hành chính.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thi hành án hành chính.


Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc thực hiện trình tự, thủ tục và xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án và người phải thi hành án; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính; thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính; xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong thi hành án hành chính và điều khoản thi hành.


16. Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh.


a) Hiệu lực thi hành: 15/8/2016.


Nghị định này bãi bỏ các quy định về triển lãm ảnh tại Chương IV Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhiếp ảnh, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động nhiếp ảnh thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, tăng cường mối quan hệ giao lưu nhiếp ảnh Việt Nam và quốc tế để phát triển và hội nhập, giúp bạn bè thế giới hiểu hơn về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền và thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 17 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về hoạt động nhiếp ảnh và quản lý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh.


Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động nhiếp ảnh tại Việt Nam.


Nghị định quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của tổchức, cá nhân khitham gia hoạt động nhiếp ảnh; chính sách của Nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh; nội dung quản lý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh; cơ quan quảnlý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh; vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam; đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan; triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam; đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm; thu hồi, cấp lại giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; các hội đồng trong hoạt động nhiếp ảnh; sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


17. Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 68/2014/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định về kinh doanh bảo hiểm; đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, kịp thời để các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hoạt động kinh doanh hiệu quả, vững chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 11 chương, 116 điều, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: (1) Thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; (2) Chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp bảo hiểm; (2) Chi nhánh nước ngoài; (3) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm; (4) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Nghị định quy định cụ thể về chính sách phát triển thị trường bảo hiểm; nguyên tắc tham gia bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam; nghiệp vụ và sản phẩm bảo hiểm; bảo hiểm bắt buộc; cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; đại lý bảo hiểm và cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm; cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài; quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; quản lý giám sát; thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


18. Nghị định số 74/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định này thay thế Nghị định số 26/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm cập nhật các quy định mới liên quan đến công tác điều ước quốc tế trong Luật Điều ước quốc tế 2016, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nghị định số 26/2008/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho việc thực thi hiệu quả Luật Điều ước quốc tế 2016.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 08 điều, quy định về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan Trung ương của tổ chức theo quy định của Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.


Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.


Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế; nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế; nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế; nội dung chi cho công tác thỏa thuận quốc tế; hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.


19. Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Đầu tư; phù hợp với Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Luật Phí và lệ phí và phù hợp với tình hình mới, giúp mở rộng mạng lưới xét nghiệm HIV cho tuyến xã và huy động tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ xét nghiệm; đáp ứng các điều kiện, thủ tục hành chính liên quan đến xét nghiệm HIV cần được quy định phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đang ngày càng được cải tiến, đơn giản và dễ thực hiện trong giai đoạn hiện nay.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 19 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV; hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính và đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính.


Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện xét nghiệm HIV.


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện đối với cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV; điều kiện đối với cơ sởthực hiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính; thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện và đình chỉ hoạt động khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính; các hình thức cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện; hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện; thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện; thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện; điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện; đình chỉ hoạt động khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính; các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện; trách nhiệm thực hiện và điều khoản thi hành.


20. Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định này bãi bỏ các điều, khoản, điểm tại các văn bản sau: (1) Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; (2) Điểm đ khoản 2, khoản 4 Điều 8, khoản 7 Điều 15 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.


b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 47 điều, sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm viquản lýnhà nước của Bộ Công thương, cụ thể các lĩnh vực sau: mua bán hàng hóa quốc tế; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; phân bón; kinh doanh khí; kinh doanh thực phẩm.


21. Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Các quy định trước đây có liên quan đến điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những nội dung còn thiếu chặt chẽ của Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở dạy nghề và chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa; đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thuyền viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn vận tải đường thuỷ nội địa và hội nhập quốc tế; phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của thực tế xã hội.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 15 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về điều kiện kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa tại Việt Nam.


Nghị định này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa tại Việt Nam (không áp dụng đối với hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa của lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh).


Nghị định quy định cụ thể về cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; phân loại cơ sở đào tạo; điều kiện của cơ sở đào tạo (bao gồm điều kiện về phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy; nội dung, chương trình đào tạo; đội ngũ giáo viên); cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủ nội địa và điều khoản thi hành.


22. Nghị định số 79/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà chung cư, kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư, kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà khác với các quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với pháp luật về đầu tư; cải cách thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 điều, quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư, kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư, kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; (2) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản.

 

Nghị định quy định cụ thể về điềukiệnkinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


23. Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế; bổ sung các điều kiện cho phù hợp với Luật Đầu tư và quy định chi tiết hơn một số điều kiện cấp phép làm cơ sở nâng cao vai trò quản lý đối với lĩnh vực này; sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung chưa phù hợp liên quan đến mở và sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 4; khoản 1 Điều 8; khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 2 Điều 12; khoản 3 Điều 14; bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 12; sửa đổi, bổ sung điểm a, b, đ, e, g, h khoản 2 Điều 15; bổ sung khoản 6 Điều 6 và khoản 3, khoản 4 Điều 15.


24. Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Điều 11, Điều 12, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 25 và Điều 26 Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hết hiệu lực.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để thực hiện Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và hệ thống pháp luật hiện hành.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, cụ thể: Sửa đổi Điều 4; sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 13, Điều 23, Điều 24; bãi bỏ khoản 3 Điều 10; bổ sung Điều 23a, Điều 24a, Điều 24b, Điều 24c.


25. Nghị định số 82/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định này thay thế Nghị định số 52/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (trừ các quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam).


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2008 và 2014), Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 và Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 18 điều, quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam; quy định trang phục sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; việc quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Nghị định này áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.


Nghị định quy định cụ thể về quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam; quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam; phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam; trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và điều khoản thi hành.


26. Nghị định số 83/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai nhiệm vụ được trong Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015; góp phần xây dựng đội ngũ công nhân quốc phòng có đủ khả năng, trình độ làm chủ các phương tiện khoa học, kỹ thuật tiên tiến, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 11 điều, quy định về bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kiểm tra, đánh giá bậc trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng.


Nghị định này áp dụng đối với công nhân quốc phòng đang thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện và thực hiện các nhiệm vụ khác của Quân đội và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.


Nghị định quy định cụ thể về các bậc trình độ kỹ năng nghề, khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng; điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng, cụ thể: quy định điều kiện nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề và tổ chức kiểm tra đánh giá bậc trình độ kỹ năng nghề; điều kiện được miễn dự thi đánh giá nâng bậc và được xét công nhận bậc trình độ kỹ năng nghề; điều kiện chuyển nghề đối với công nhân quốc phòng trong quân đội; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


27. Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 11 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; (2) Đơn vị có lợi ích công chúng, ngoại trừ tổ chức tín dụng không phải là công ty đại chúng, tổ chức tín dụng không thực hiện niêm yết, chào bán chứng khoán ra công chúng; (3) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xem xét tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.


Nghị định quy định cụ thể về đơn vị có lợi ích công chúng; điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận; tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận; các trường hợp tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được xem xét, chấp thuận; xử lý đối với các hợp đồng kiểm toán đã ký trong trường hợp không được chấp thuận; hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


28. Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức nhà nước, hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; hoàn thiện cơ sở pháp lý và đảm bảo thi hành Luật An toàn thông tin mạng.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 26 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ.


Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xây dựng, thiết lập, quản lý, vận hành, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin tại Việt Nam phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp (khuyến khích tổ chức, cá nhân liên quan khác áp dụng các quy định tại Nghị định này để bảo vệ hệ thống thông tin).


Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ; trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin và điều khoản thi hành.


29. Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Bãi bỏ khoản 18 Điều 2 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật Đầu tư năm 2014 và đáp ứng yêu cầu của Luật Doanh nghiệp.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 23 điều, quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán mà tổ chức, cá nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


Nghị định này áp dụng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên giao dịch, ngân hàng thanh toán, ngân hàng giám sát, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


Nghị định quy định chung về hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán; điều kiện tổ chức nước ngoài sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam; điều kiện đầu tư, kinh doanh của công ty chứng khoán; điều kiện đầu tư, kinh doanh của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, ngân hàng thanh toán, ngân hàng giám sát; lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài; nguyên tắc và các loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán; điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và điều khoản thi hành.


30. Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật Đầu tư; khắc phục các hạn chế, bất cập đối với hoạt động kinh doanh mũ bảo hiểm.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 16 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về điều kiện sản xuất, nhập khẩu, phân phối mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh mũ bảo hiểm; (2) Cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh mũ bảo hiểm (không áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối mũ bảo hiểm sử dụng trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng).


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; thẩm quyền, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; hình thức nộp hồ sơ; trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; điều kiện nhập khẩu mũ bảo hiểm; điều kiện phân phối mũ bảo hiểm; trách nhiệm của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm và doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình phân phối mũ bảo hiểm và điều khoản thi hành.


31. Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 48 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua việc hình thành quỹ hưu trí từ sự đóng góp tự nguyện của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản hưu trí cá nhân; việc quản lý, đầu tư, chi trả và giám sát quỹ hưu trí.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; (2) Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; (3) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; (4) Các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ liên quan tới việc thiết lập, hoạt động, quản lý, giám sát quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện theo quy định tại Nghị định này; (5) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện; chính sách của Nhà nước đối với chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện; tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, thiết lập và hoạt động quỹ hưu trí; doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện; kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước; điều khoản thi hành.


32. Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư; tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch cho các tổ chức có nhu cầu hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, hoạt động đại lý đổi ngoại tệ.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 điều, quy định về điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ và điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ bao gồm hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ và hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ; (2) Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ; (3) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ.


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ; điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ và tổ chức thực hiện.


33. Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định này thay thế Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư; khắc phục các hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành; tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần xã hội tham gia hoạt động điều trị thay thế.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 34 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; điều kiện của cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, đình chỉ việc cung cấp dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, hủy bỏ hồ sơ công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; điều kiện bảo đảm cho công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.


Nghị định quy định cụ thể về áp dụng pháp luật trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; nguyên tắc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; quản lý thuốc thay thế; đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; điều kiện của cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, đình chỉ việc cung cấp dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, huỷ bỏ hồ sơ công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; điều kiện bảo đảm cho công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và điều khoản thi hành.


34. Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Khoản 12 Điều 12 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; các khoản 2 và 3 Điều 8 Nghị định số 108/2008/NĐ-CP được bổ sung, sửa đổi tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; khoản 3 Điều 18 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập trong quá trình thi hành pháp luật về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định của pháp luật hiện hành.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 10 chương, 66 điều, ban hành kèm theo 02 phụ lục, quy định về sản xuất, sang chai đóng gói, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, lưu hành, mua bán, vận chuyển và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.


Nghị định quy định cụ thể về Danh mục hoạt chất; sản xuất chế phẩm; kiểm nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm; lưu hành chế phẩm; mua bán chế phẩm; vận chuyển hoá chất, chế phẩm; xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất, chế phẩm; công bố, đăng ký trực tuyến; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.


35. Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định này bãi bỏ: (1) Điều 5 đến Điều 19 Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; (2) Điều 36, Điều 37, khoản 1 Điều 38, khoản 1, 2 Điều 39 Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đáp ứng các quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quy định rõ ràng, minh bạch, thống nhất các điều kiện đầu tư kinh doanh; đơn giản hoá thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong theo dõi, dẫn chiếu, thực hiện, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 chương, 31 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, bao gồm: kinh doanh vận tải hàng không; kinh doanh cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam; kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng).


Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng tại Việt Nam.
Nghị định quy định cụ thể về xác nhận vốn; kinh doanh dịch vụ; kinh doanh vận tải hàng không; kinh doanh cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ hàng không; dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay; kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không; trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và hiệu lực thi hành.


36. Nghị định số 93/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo triển khai thi hành Luật Đầu tư năm 2014 và Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN năm 2003; đảm bảo sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất trong điều kiện nhất định nhằm tránh được sản phẩm không an toàn hoặc không đảm bảo chất lượng; phù hợp với điều kiện hiện nay.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 16 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về điều kiện đối với các cơ sở sản xuất bán thành phẩm mỹ phẩm, thành phẩm mỹ phẩm và cơ sở đóng gói mỹ phẩm; trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Nghị định quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất mỹ phẩm; điều kiện, thẩm quyền, hình thức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất mỹ phẩm và điều khoản thi hành.


37. Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Các văn bản sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực: (1) Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; (2) Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện khoản 5 Điều 49 Luật Thống kê năm 2015; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất cho việc triển khai thi hành Luật Thống kê năm 2015.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 15 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định chi tiết về phổ biến thông tin thống kê nhà nước và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê, bao gồm: Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành; cung cấp, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước; kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước; tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đối với người làm công tác thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước.


Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê nhà nước.


Nghị định quy định cụ thể về phổ biến thông tin thống kê nhà nước; lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước; trách nhiệm của cơ quan thống kê Trung ương trong phổ biến thông tin thống kê nhà nước; trách nhiệm của cơ quan thống kê cấp tỉnh trong phổ biến thông tin thống kê nhà nước; trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phổ biến thông tin thống kê nhà nước; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc phổ biến thông tin thống kê nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có chức năng phổ biến thông tin thống kê trong việc phổ biến thông tin thống kê nhà nước; hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành; cung cấp, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước; kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước; tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với người làm công tác thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


38. Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định này thay thế Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Thống kê năm 2015 và khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, vì qua triển khai thi hành Nghị định số 79/2013/NĐ-CP của Chính phủ trong thực tiễn đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: (1) Chưa bao quát hết phạm vi điều chỉnh cho cả 3 loại đối tượng áp dụng của Luật Thống kê năm 2015; (2) Chưa đề cập chi tiết các hành vi vi phạm mới theo quy định của Luật Thống kê năm 2015 (về sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê); (3) Chưa quy định cụ thể các hành vi vi phạm và mức xử phạt tương ứng về các vi phạm của điều tra viên, phương án điều tra, chế độ báo cáo, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm; (4) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê hiện chưa có quy chế tổ chức, hoạt động theo yêu cầu của Luật Thanh tra và Luật Thống kê…


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 10 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê nhà nước (vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định tại Nghị định này bao gồm vi phạm các quy định về điều tra thống kê; vi phạm các quy định về báo cáo thống kê; vi phạm các quy định về sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê; vi phạm các quy định về phổ biến và sử dụng thông tin thống kê; vi phạm các quy định về lưu trữ tài liệu thống kê).


Nghị định quy định cụ thể về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức; hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


39. Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Bãi bỏ Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ và Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.


b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 53 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định điều kiện về an ninh, trật tự, công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam.


Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh và thành lập, cấp phép, đăng ký, quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.


Nghị định quy định cụ thể về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý; nguyên tắc hoạt động và quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; các hành vi bị nghiêm cấm; điều kiện về an ninh, trật tự; Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; trách nhiệm của cơ sở kinh doanh; trách nhệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; công tác kiểm tra, thanh tra và điều khoản thi hành.


40. Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo triển khai thi hành khoản 6 Điều 17 Luật Thống kê năm 2015.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục về nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.


41. Nghị định số 98/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Khoản 2 Điều 7; điểm c khoản 1 Điều 9 và Điều 13 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.


b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7, Điều 13; sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 9.


42. Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016

.
Nghị định này thay thế Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác đăng ký, quản lý và sử dụng con dấu hiện hành; phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 28 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và chức danh nhà nước (không điều chỉnh đối với việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; dấu tiêu đề; dấu ngày, tháng, năm; dấu tiếp nhận công văn; dấu chữ ký).


Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu.


Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu; điều kiện sử dụng con dấu; các hành vi bị nghiêm cấm; con dấu có hình quốc huy, con dấu có hình biểu tượng; con dấu của cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; đăng ký mẫu con dấu, thu hồi, huỷ con dấu và huỷ giá trị sử dụng con dấu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng con dấu; quy định chuyển tiếp; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


43. Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.


b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 điều, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về quản lý thuế; sửa đổi khoản 3 Điều 13 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.


44. Nghị định số 102/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh thuốc.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 Mục 2 Chương IV, Chương V của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo đáp ứng các quy định của Luật Đầu tư với các quy định cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; điều kiện kinh doanh dược liệu và điều kiện kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 28 điều, quy định điều kiện kinh doanh thuốc.


Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.


Nghị định quy định cụ thể về các hình thức tổ chức kinh doanh thuốc; điều kiện kinh doanh dược liệu; điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; điều kiện kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất; điều kiện kinh doanh thuốc phóng xạ và điều khoản thi hành.


45. Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho việc quản lý hoạt động an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm trong tình hình mới.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 23 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại cơ sở có phòng xét nghiệm làm việc với vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và các mẫu bệnh phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người của tổ chức, cá nhân, gồm: Phân loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học; điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học và công bố cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học; kiểm tra an toàn sinh học; phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm; phân loại các vi sinh vật và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học; điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, tự công bố và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học; kiểm tra an toàn sinh học; phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học và điều khoản thi hành.


46. Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 14 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phục vụ trực tiếp cho hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này).


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; (2) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định; (3) Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.


Nghị định quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định; hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; cấp giấy chứng nhận đăng ký; cấp lại giấy chứng nhận đăng ký; chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký; trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; điều khoản thi hành.


47. Nghị định số 108/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm chi tiết hóa các nội dung có liên quan đã được quy định trong Luật An toàn thông tin mạng; quản lý có hiệu quả các loại hình sản phẩm dịch vụ có khả năng gây ra các rủi ro dẫn đến mất an toàn thông tin.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 14 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định về điều kiện, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép (không điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử).


Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.


Nghị định quy định cụ thể về sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép; Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; hồ sơ, trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; nộp, giải trình, bổ sung hồ sơ trong quá trình thẩm định; chế độ báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và điều khoản thi hành.


48. Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2017.


Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cụm từ “lệ phí đăng ký nuôi con nuôi”, “mức thu, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí” tại khoản 1 Điều 1; cụm từ “khoản 1 và” tại khoản 3 Điều 38; quy định tại khoản 1 Điều 38 và các Điều: 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi hết hiệu lực thi hành.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; đảm bảo phù hợp với Luật Phí và lệ phí, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Nuôi con nuôi.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 11 điều, quy định về người nộp, cơ quan thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài; miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí; kinh phí thực hiện giải quyết việc nuôi con nuôi và cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.


Nghị định quy định cụ thể về người nộp lệ phí; trường hợp miễn, giảmlệ phí đăng ký nuôi con nuôi; cơ quan thu lệ phí; mức thu lệ phí; chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí; kinh phí thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi;cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; điều khoản chuyển tiếp; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


49. Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.


a) Hiệu lực thi hành: 15/9/2016.


Bãi bỏ các quy định tại Điều 22, Điều 26, Điều 27, Điều 28 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.


b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 4, khoản 3, 5, 6 Điều 5, Điều 9, Điều 10, Điều 14, khoản 2, khoản 3 Điều 17, Điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 38, Điều 39, Điều 40; bổ sung khoản 4a, 4b, 4c, 4d, 4đ vào Điều 5; bổ sung Điều 14a, Điều 14b, Điều 14c, Điều 14d, Điều 14đ, Điều 14e, Điều 14g, Điều 40a, Điều 40b, Điều 40c, Điều 40d, Điều 40đ.


50. Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.


a) Hiệu lực thi hành: 01/9/2016.


Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thay thế Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã hết hiệu lực thi hành.


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 12 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định đối tượng, mức hỗ trợ, hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, quy trình cấp phát và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này.


Nghị định này áp dụng đối với: (1) Học sinh, gồm học sinh tiểu học và trung học cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này; học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này; học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này; (2) Các trường phổ thông, gồm: Trường phổ thông dân tộc bán trú; Trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này.
Nghị định quy định cụ thể về điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ; mức hỗ trợ; hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ; trình tự, thủ tục xét duyệt hưởng chính sách hỗ trợ; quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh; quy trình lập dự toán, phân bổ, quyết toán và hỗ trợ kinh phí; nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ; tổ chức thực hiện; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.


51. Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.


a) Hiệu lực thi hành: 15/9/2016.


Bãi bỏ quy định về thang, bậc lương của chức danh giáo sư quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2012.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành; đảm bảo phù hợp với các luật có liên quan như Luật Công an nhân dân, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Giáo dục đại học...


c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể: Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 5; sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7, điểm đ khoản 1 Điều 11 và sửa đổi, bổ sung Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.


52. Nghị định số 118/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.


a) Hiệu lực thi hành: 15/9/2016.


b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều, ban hành kèm theo 03 phụ lục, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Điều 2, Điều 3, Điều 4; bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2, bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3.


53. Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.


a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.


b) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, ban hành kèm theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.


Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc gồm 06 chương, 40 điều, ban hành kèm theo 01 phụ lục, quy định hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc bao gồm: Chuẩn bị ứng phó, tổ chức ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với sự cố hóa chất độc trên lãnh thổ và trên các vùng biển Việt Nam.
Quy chế quy định cụ thể về nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc; phân cấp ứng phó, chuẩn bị ứng phó và tổ chức ứng phó sự cố hoá chất độc; khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố hoá chất độc; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với sự cố hoá chất độc và điều khoản thi hành.


54. Quyết định số 29/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.


a) Hiệu lực thi hành: 20/8/2016.


b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm điều chỉnh chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến cho phù hợp với tình hình thực tiễn.


c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, quy định về việc điều chỉnh trợ cấp đối với thanh niên xung phong (đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến) từ 360.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 (trường hợp thanh niên xung phong từ trần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng chưa được điều chỉnh trợ cấp theo Quyết định này thì người tổ chức mai táng được truy lĩnh khoản tiền chênh lệch do điều chỉnh trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến tháng thanh niên xung phong từ trần (số tiền 180.000 đồng/tháng).


55. Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài.


a) Hiệu lực thi hành: 28/7/2016.


Quyết định này thay thế Quyết định số 258/TTg ngày 29 tháng 04 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật và văn hóa với nước ngoài.


b) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 04 chương, 20 điều, quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài trên các lĩnh vực hợp tác như chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao và du lịch.


Quyết định quy định cụ thể về hình thức tổ chức; chức năng của Phân ban; nguyên tắc tổ chức và hoạt động; nhiệm vụ của Phân ban; thành phần Phân ban; đề xuất thành lập Phân ban; thẩm định thành lập Phân ban; thủ tục trình thành lập Phân ban; việc điều chỉnh, kiện toàn Phân ban; giải thể; chế độ làm việc; trách nhiệm của cơ quan được giao chủ trì Phân ban; quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch Phân ban; quyền hạn, trách nhiệm của Phó Chủ tịch, Ủy viên, Thư ký Phân ban và Bộ Phận giúp việc Phân ban; văn kiện ký kết; chế độ họp và thông tin, báo cáo; kinh phí hoạt động và điều khoản thi hành.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- TT, CVP Trần Tiến Dũng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Báo Điện tử Chính phủ;
- Cục CNTT Bộ Tư pháp;
- Báo Pháp luật Việt Nam;
- Vụ PBGDPL;
- Lưu: VT, VP.
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG
(Đã ký)
Phan Anh Tuấn

 

Danh mục
Tin mới
Đối tác
  • acf.org.vn
Quảng cáo
  • Thanh tra
  • công luận
Thống kê truy cập
Quảng cáo
    kh1kh2kh3kh4kh5kh6kh7kh8kh9