Toàn văn Báo cáo KTXH do Thủ tướng trình bày trước Quốc hội

 
Toàn văn Báo cáo KTXH do Thủ tướng trình bày trước Quốc hội
23/10/2018 10:23:00 PM
Toàn văn Báo cáo KTXH do Thủ tướng trình bày trước Quốc hội

(Chinhphu.vn) - Sáng 22/10, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình KTXH năm 2018 và kế hoạch phát triển KTXH năm 2019. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________________________

 

 

 

 

 

 

QUỐC HỘI

Khóa XIV, Kỳ họp thứ 6

 

 

 

 

 

 

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018

VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ

do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2018

 

 

CHÍNH PHỦ

_________

 

Số: 516 /BC-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________________

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 QUỐC HỘI

Khóa XIV, Kỳ họp thứ 6

 

 

 

 

 

 

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018

VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ

do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018

VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

(Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày

tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV)

_________

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước,            Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý và đồng bào, cử tri cả nước,

Theo chương trình kỳ họp, Chính phủ đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo về kinh tế - xã hội (KTXH), ngân sách nhà nước (NSNN) và các tờ trình, báo cáo chuyên đề khác, trong đó có các báo cáo đánh giá giữa kỳ về thực hiện kế hoạch phát triển KTXH, NSNN và đầu tư công trung hạn 2016 - 2020. Thay mặt Chính phủ, tôi xin trình bày trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước những nội dung chủ yếu về tình hình KTXH năm 2018 và Kế hoạch phát triển KTXH năm 2019 như sau:

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018

Tiếp theo xu hướng từ đầu nhiệm kỳ, tình hình thế giới diễn biến phức tạp; xung đột xảy ra ở nhiều nơi; cạnh tranh giữa các nước lớn diễn ra gay gắt. Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng chưa ổn định; chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng; khoa học công nghệ phát triển nhanh và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ở trong nước, kế thừa thành tựu hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của ta lớn mạnh hơn nhiều, nhưng vẫn còn những hạn chế, yếu kém tích tụ từ trước; thiên tai, bão lũ gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KTXH năm 2018 với sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là lần đầu tiên đồng chí Tổng Bí thư đến dự và phát biểu chỉ đạo. Chính phủ đã ban hành và quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018, gồm 9 nhóm với 56 giải pháp và 242 nhiệm vụ                   cụ thể, toàn diện trên các lĩnh vực, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Quan điểm xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành là tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng hệ thống hành chính liêm chính, hành động, phục vụ; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Thực hiện hiệu quả các Chương trình hành động triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội trên các lĩnh vực; tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách tạo đột phá, thí điểm nhiều mô hình hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tiết giảm chi phí, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, tạo động lực tăng trưởng, chú trọng các ngành, lĩnh vực có tiềm năng lớn như: Nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ thông tin và du lịch, dịch vụ. Tổ chức nhiều hội nghị toàn quốc về thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, đầu tư, logistics, phát triển kinh tế ngành, vùng, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phòng chống thiên tai, phát triển bền vững thích ứng biến đổi khí hậu... Nhiều địa phương đã chủ động tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch…, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy tiềm năng, thế mạnh, quyết tâm tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển KTXH.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng, cấp bách; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ; đối thoại, lắng nghe, giải quyết kiến nghị, tháo gỡ khó khăn của người dân, doanh nghiệp; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề bức xúc xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình KTXH nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

1. Về kinh tế

Chính phủ kiên định mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ là ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trước những biến động phức tạp của tình hình trong nước, thế giới, nhất là chiến tranh thương mại, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế, chúng ta đã theo dõi sát, chủ động có đối sách phù hợp, kết hợp hài hòa các chính sách, tăng khả năng thích ứng của nền kinh tế, tạo môi trường vĩ mô ổn định cho phát triển KTXH. 

Kết quả nổi bật là tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,98%, ước cả năm vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7%); bình quân 3 năm 2016 - 2018 tăng 6,57% (chỉ tiêu kế hoạch  5 năm là 6,5 - 7%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước cả năm dưới 4%, là năm thứ 3 liên tiếp kiểm soát dưới 4%[i]. Tín dụng 9 tháng tăng 10,41% (cùng kỳ tăng 12,21%), cả năm tăng dưới 17%, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, chứng khoán[ii]. Tỷ giá, thị trường ngoại tệ được kiểm             soát tốt; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt kỷ lục trên 60 tỷ USD. Thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế; Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi[iii].

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng đạt trên 352 tỷ USD, cả năm ước đạt 475 tỷ USD, tăng 11,7%; trong đó xuất khẩu 238 tỷ USD, tăng 11,2% (mục tiêu 7 - 8%); tiếp tục xuất siêu, 9 tháng đạt gần 5,4 tỷ USD. Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng giảm xuất khẩu thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến, nông sản và tăng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Xuất khẩu của khu vực trong nước 9 tháng tăng 17,5%, cao hơn khu vực FDI (14,6%). Thị trường trong nước được chú trọng phát triển; thương mại điện tử tăng bình quân 30%/năm[iv]. Quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường[v].

Thu NSNN ước cả năm vượt 3% dự toán; cơ cấu thu bền vững hơn; tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô giảm; thu nội địa tăng, chiếm gần 82% tổng thu cân đối NSNN[vi]. Công tác kiểm tra, thanh tra, chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá được chú trọng. Chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt 26,8%, cao hơn giai đoạn trước (23,6%) và kế hoạch 2016 - 2020 (25 - 26%)[vii]. Mặc dù hàng năm vẫn bảo đảm nguồn tăng lương cơ sở 7% nhưng tỷ trọng chi thường xuyên vẫn giảm còn 63,3%,  thấp hơn đầu nhiệm kỳ (năm 2015 là 67,7%) và kế hoạch 2016 - 2020 (dưới 64%). Bội chi NSNN ước khoảng 3,67% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra (3,7%), dự kiến đến năm 2020 còn 3,4% (mục tiêu đề ra là dưới 4%). Nợ công khoảng 61,4% GDP, giảm mạnh so với mức 63,7% năm 2016.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước cả năm đạt 34% GDP, 3 năm 2016 - 2018 ước đạt 33,5% (mục tiêu 5 năm 32-34%)[viii]. Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước giảm[ix]; tỷ trọng đầu tư ngoài nhà nước tăng, trong đó đầu tư tư nhân ước đạt 42,4%, bình quân 3 năm 2016 - 2018 đạt 40,8%, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (38,3%). Vốn FDI thực hiện ước cả năm đạt 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Đã tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, đề ra các giải pháp mới, thu hút chọn lọc hơn, ưu tiên các lĩnh vực chế biến chế tạo, sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng; chỉ số ICOR giai đoạn 2016 - 2018 ở mức 6,32, thấp hơn giai đoạn 2011 - 2015 (6,91).

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện[x]; thực hiện chủ trương cắt giảm tối thiểu 50% thủ tục hành chính, trong đó đã cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Rà soát, giảm chi phí kinh doanh, nhất là chi phí vốn, phí BOT, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính gắn với triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm 10 quốc gia cam kết mạnh mẽ nhất về cải cách chính sách thuế[xi]. Cả năm có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới[xii]. Số lượng hợp tác xã thành lập mới tăng nhanh[xiii]; doanh thu và thu nhập của người lao động được cải thiện, góp phần giảm nghèo, giữ ổn định xã hội.

Các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế được tập trung chỉ đạo, đạt nhiều kết quả, đóng góp quan trọng cho phát triển đất nước. Tích cực triển khai các Nghị quyết Trung ương về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu lại DNNN, phát triển kinh tế tư nhân… Kết cấu hạ tầng được tiếp tục quan tâm đầu tư, nhiều công trình quan trọng được hoàn thành, đưa vào sử dụng[xiv]. Hạ tầng đô thị phát triển mạnh, tỷ lệ đô thị hóa ước 38,4%, đạt sớm hơn chỉ tiêu đề ra đến năm 2020 (38 - 40%)[xv]. Đào tạo nguồn nhân lực được đổi mới theo nhu cầu thị trường. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm còn 38,2% (mục tiêu đến 2020 là dưới 40%), lao động công nghiệp, dịch vụ và nhân lực có trình độ cao tăng[xvi].

Xây dựng khung chỉ tiêu giám sát, đánh giá và đề ra định hướng cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả                Đề án cơ cấu lại đầu tư công, giảm tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản, ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, cấp bách; rà soát, xử lý những vướng mắc trong đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Quyết liệt thực hiện các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo Nghị quyết của Quốc hội và Luật các tổ chức tín dụng; đã phê duyệt phương án cơ cấu lại 51 tổ chức tín dụng và tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện; tỷ lệ nợ xấu giảm còn khoảng 2%[xvii]. Cơ cấu lại DNNN thực chất hơn, tập trung thoái vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động; bán cổ phần lần đầu 20 doanh nghiệp thu về 20,3 nghìn tỷ đồng; thoái vốn thu về 7,9 nghìn tỷ đồng; nâng tổng số lũy kế từ đầu nhiệm kỳ lên trên 170 nghìn tỷ đồng[xviii]. Tập trung khắc phục hạn chế, bất cập; xử lý nghiêm các sai phạm, thu hồi tài sản Nhà nước. Thành lập, đưa vào hoạt động Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

 

 

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm mạnh từ 17,4% năm 2015 xuống 14,8% năm 2018; tỷ trọng các khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng từ 82,6% lên 85,2%, vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020 là 85%.                Ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Tăng trưởng khu vực nông nghiệp 9 tháng đạt 3,65%, cao nhất kể từ năm 2012; chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ và chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp tiềm lực mạnh đã đầu tư lớn vào nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản cả năm đạt trên 40,5 tỷ USD[xix]. Xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, đến cuối năm 2018 có ít nhất 40%             số xã, 55 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Khu vực công nghiệp và xây dựng 9 tháng tăng 8,89%, tiếp tục là động lực chủ yếu của tăng trưởng[xx], trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng mạnh (12,65%). Cơ cấu nội ngành chuyển dịch thực chất hơn; tỷ trọng khai khoáng giảm mạnh[xxi]. Xếp hạng năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP) của Việt Nam tăng từ thứ 48 năm 2016 lên thứ 41 năm 2017, thu hẹp khoảng cách so với các nước ASEAN-4[xxii]. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vươn tầm cạnh tranh khu vực và quốc tế, tham gia sâu rộng hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Thực hiện hiệu quả các chính sách, giải pháp phát triển thị trường bất động sản bền vững.

Khu vực dịch vụ 9 tháng tăng 6,89%, cả năm ước đạt 7,35%, cao hơn bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (6,7%/năm). Tổng cầu tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,3%. Chú trọng phát triển các lĩnh vực logistics, công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng… Ứng dụng rộng rãi công nghệ cao trong các ngành dịch vụ; thí điểm các loại hình vận tải mới[xxiii]; tăng cường kết nối các phương thức, loại hình vận tải và nâng cao chất lượng dịch vụ. Khách quốc tế ước đạt trên 15 triệu lượt, tăng 1,9 lần so với năm 2015; Việt Nam được bình chọn là điểm đến du lịch hàng đầu châu Á[xxiv]. Tăng cường liên kết kinh tế vùng, hình thành các chuỗi giá trị; phát huy vai trò đầu tàu của các thành phố lớn, các cực tăng trưởng, tạo tác động lan tỏa phát triển vùng và cả nước[xxv].  

Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 - 2018 ước đạt 42,18%, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (33,58%) và vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 (30 - 35%). Năng suất lao động bình quân               3 năm 2016 - 2018 tăng 5,62%, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,35%) và vượt mục tiêu kế hoạch 2016 - 2020 (5%). Với xu hướng tốt như hiện nay, tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 có thể sẽ đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,5 - 7%, cao hơn bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (5,91%). Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 ước đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng (khoảng 240,5 tỷ USD), gấp trên 1,3 lần năm 2015. GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015[xxvi]. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có triển vọng tốt, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới[xxvii].

 

 

Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình kinh tế nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. Sức ép lạm phát còn lớn do tác động của nhiều yếu tố, nhất là biến động tỷ giá, lãi suất, xu hướng tăng giá dầu thô trên thị trường quốc tế và yêu cầu thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, dịch vụ giáo dục, y tế... Tính tự chủ của nền kinh tế từng bước được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng chống chịu trước những biến động bên ngoài còn hạn chế. Giải ngân vốn đầu tư công, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn ở nhiều bộ ngành, địa phương chậm. Sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực còn khó khăn. Sự gắn kết với khu vực FDI và năng lực, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế. Một số công trình, dự án chậm tiến độ, chất lượng kém. Còn những bất cập trong cơ chế, chính sách; điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiều tổ chức quốc tế nâng hạng của nước ta trên nhiều lĩnh vực, nhất là môi trường kinh doanh, nhưng Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 của Việt Nam giảm 3 bậc so với năm 2017 (77/140 so với 74/135 quốc gia, vùng lãnh thổ). Mặc dù sự tụt hạng có phần do thay đổi cơ bản trong phương pháp đánh giá, nhưng qua đó cũng thể hiện năng lực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, kỹ năng… còn thấp và chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục[xxviii]. Cơ cấu lại ngành, lĩnh vực ở một số nơi còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa gắn với thị trường. Du lịch tuy có bước phát triển nhanh nhưng còn bất cập[xxix]. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; tỷ lệ nội địa hóa của nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp. Phát triển thương mại trong nước còn những hạn chế. Công tác lập, quản lý quy hoạch còn bất cập, nhất là trong việc thực hiện các quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, đô thị. Buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp.

2. Về văn hóa, xã hội

Triển khai hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường công tác người có công với cách mạng[xxx]. Đã hỗ trợ cho trên 178 nghìn hộ theo Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công. Hồ sơ người có công tồn đọng được tập trung giải quyết[xxxi]; đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ. Tập trung thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết của Quốc hội; huy động nguồn lực xã hội vào các hoạt động giảm nghèo, nhất là đối với vùng có điều kiện khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,2 - 5,7%, giảm 1 - 1,5% (riêng các huyện nghèo giảm trên 4%). Nhiều chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện hiệu quả, góp phần ổn định và cải thiện đời sống[xxxii]. Chiến lược nhà ở quốc gia, nhà ở xã hội được tích cực thực hiện[xxxiii]. Dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt trên 183 nghìn tỷ đồng (tăng 28,8% so với năm 2015). Tạo việc làm cho trên 1,62 triệu lượt người, trong đó đưa trên 126 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn 3,14% (mục tiêu năm 2020 là dưới 4%). Tăng cường nghiên cứu, dự báo, kết nối cung cầu, phát triển hiệu quả hơn thị trường lao động. Tăng lương theo lộ trình; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kịp thời hỗ trợ người lao động khi có vấn đề phát sinh[xxxiv]. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong độ tuổi lao động đạt 30,2%.

Ban hành và chỉ đạo thực hiện hiệu quả các Chương trình hành động triển khai Nghị quyết Trung ương về công tác y tế, dân số trong tình hình mới. Quan tâm phát triển mạng lưới y tế cơ sở[xxxv]. Cơ bản khống chế được các dịch bệnh. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán[xxxvi]; chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 26,5 giường, hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2020. Thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ gắn với bảo hiểm y tế toàn dân, phát triển y tế ngoài công lập; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 86,9%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%). Kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, thiết lập cơ sở dữ liệu đối với trên 20 nghìn loại thuốc. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được tập trung chỉ đạo. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi[xxxvii]. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục đại học, đào tạo nghề có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên[xxxviii]. Quy mô đào tạo nghề tăng; kỹ năng nghề được cải thiện. Việt Nam đạt kết quả cao tại các kỳ thi Olympic quốc tế và kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN. Tập trung xây dựng Chiến lược quốc gia, khung Chương trình khoa học công nghệ về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ban hành chính sách đặc thù phát triển một số khu công nghệ cao. Nhiều quỹ đầu tư được thành lập; nhiều nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gọi vốn thành công[xxxix]. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn[xl], thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ tăng nhanh[xli]. Thị trường khoa học công nghệ tiếp tục phát triển[xlii]. Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của               Việt Nam năm 2018 tăng 02 bậc, đứng thứ 45/126 quốc gia, vùng lãnh thổ[xliii].

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh; ban hành Nghị định mới về công nhận các danh hiệu văn hóa. Tổ chức Hội nghị toàn quốc, chú trọng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa; có thêm 11 di tích và 29 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xếp hạng[xliv]. Hoạt động lễ hội được chấn chỉnh, giảm tiêu cực, phản cảm[xlv]. Chú trọng xây dựng, bảo tồn văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi[xlvi]. Nhiều lễ hội dân gian có giá trị được khôi phục[xlvii]. Thể thao giành được nhiều thành tích ấn tượng tại các giải đấu quốc tế[xlviii]. Tổ chức Hội nghị toàn quốc, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em[xlix]. Công tác dân tộc, tôn giáo, người cao tuổi, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ được chú trọng[l]. Công tác thông tin, truyền thông đã góp phần tạo đồng thuận xã hội, niềm tin trong nhân dân. Đưa hệ thống phân tích và chia sẻ nguy cơ tấn công mạng vào hoạt động; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; điều tra, phân tích dư luận xã hội qua mạng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và bảo đảm an ninh, trật tự.

Tuy nhiên, lĩnh vực văn hóa - xã hội vẫn còn nhiều tồn tại, khuyết điểm.  Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bị thiên tai còn cao; nguy cơ tái nghèo lớn. Nguồn lực thực hiện chính sách xã hội còn hạn chế; vẫn còn tình trạng trục lợi chính sách. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp. Công tác y tế nhiều mặt hạn chế; vẫn còn tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. An ninh, an toàn bệnh viện một số nơi chưa bảo đảm. Xảy ra nhiều vụ mất an toàn thực phẩm. Chất lượng giáo dục đại học, nghề nghiệp chưa cao; cơ cấu chưa hợp lý. Cơ sở vật chất giáo dục đào tạo nhiều nơi chưa bảo đảm. Biên chế giáo viên thừa, thiếu cục bộ. Xảy ra sai phạm trong kỳ thi trung học phổ thông ở một số địa phương. Vấn đề sách giáo khoa phổ thông gây bức xúc dư luận. Ứng dụng công nghệ cao còn chậm; sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học chưa hiệu quả; phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ còn khó khăn. Còn những biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội; xảy ra nhiều vụ việc bạo lực gia đình, bạo hành, xâm hại trẻ em. Quản lý báo chí, thông tin, nhất là trên internet còn bất cập; việc lợi dụng mạng xã hội đưa tin xấu, độc, phá hoại còn nhiều.

3. Về tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai, tài nguyên. Cơ bản hoàn thành việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020; cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với 97,2% diện tích cần cấp. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đất đai của 254 công ty nông, lâm nghiệp gắn với chính sách tái định cư cho người dân. Chấn chỉnh việc cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản; xử lý nghiêm vi phạm trong khai thác đá, cát sỏi, chặt phá rừng trái phép. Công tác bảo vệ môi trường chuyển biến tích cực; không để phát sinh sự cố ô nhiễm nghiêm trọng; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ cao[li]; tỷ lệ nước thải, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, tái chế tăng[lii]. Ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu; xử lý nghiêm nhiều vụ việc vi phạm.

Xây dựng, trình Trung ương thông qua Đề án tổng kết 10 năm thực hiện   Nghị quyết Trung ương 8 (khóa X) về Chiến lược Biển Việt Nam. Quan tâm bảo vệ, phát triển rừng; tỷ lệ che phủ đạt 41,65% (mục tiêu là 41,6%). Tích cực triển khai Nghị quyết về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu. Tăng cường hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên quốc gia và ứng phó biến đổi khí hậu. Chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai từng bước được nâng lên[liii]. Củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển; chủ động phòng chống thiên tai, lũ quét, sạt lở đất; kịp thời khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản còn lãng phí, xảy ra nhiều vi phạm. Khiếu kiện về đất đai diễn biến phức tạp. Nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản không bảo đảm an toàn, gây ô nhiễm môi trường[liv]. Vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác đá, cát sỏi, phá rừng trái pháp luật. Thu gom, xử lý rác thải ở nhiều nơi còn bất cập, dẫn đến khiếu kiện đông người. Môi trường nước, không khí tại nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, lưu vực sông không bảo đảm an toàn. Sạt lở bờ sông, ven biển nghiêm trọng, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng ngập, úng tại một số thành phố lớn chậm được cải thiện.

 

 

4. Về xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí

Công tác xây dựng và thực thi pháp luật được tập trung chỉ đạo[lv]; xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 22 dự án luật[lvi]. Nợ đọng văn bản quy định chi tiết giảm[lvii]; cơ bản không còn nợ văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong công tác xây dựng, giám sát thực thi pháp luật. Ban hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; đã giảm số lượng lớn các Tổng cục, Vụ, cục thuộc Bộ[lviii] và giảm trên 86,3 nghìn biên chế, trong đó có 12,4 nghìn công chức. Phát huy vai trò của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ và kiểm tra công vụ[lix]; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; nhiệm vụ quá hạn giảm từ 25,2% đầu nhiệm kỳ xuống còn 2,9%.

Thành lập Ủy ban quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử và các cơ sở dữ liệu quốc gia[lx]. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kết nối liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến[lxi]. Đối thoại trực tiếp với công nhân, nông dân, trí thức; nâng cao hiệu quả tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua các Cổng thông tin điện tử. Triển khai thực hiện hiệu quả các quy chế, chương trình phối hợp giữa Chính phủ, cơ quan hành chính các cấp với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Công tác dân vận ở các cấp đạt được kết quả thiết thực.

Tiếp tục cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp. Công tác thanh tra được tập trung triển khai theo kế hoạch; ban hành kết luận thanh tra đối với nhiều vụ việc nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm (như AVG, cảng Quy Nhơn, Hãng phim truyện Việt Nam, đất đai tại Đà Nẵng, Thủ Thiêm…), thu hồi số lượng tiền, tài sản lớn về cho Nhà nước[lxii]. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường[lxiii]. Tích cực thực hiện Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác phòng chống tham nhũng được quyết liệt triển khai; nghiêm túc thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cuộc họp của Lãnh đạo chủ chốt. Xử lý nghiêm sai phạm trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch, trong đó có một số cán bộ cao cấp. Tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án phức tạp, nhân dân quan tâm (như vụ đánh bạc trên internet, sai phạm tại một số ngân hàng thương mại, vụ “Vũ nhôm”, “Út trọc”…), được cử tri cả nước đồng tình, ủng hộ.

Về tồn tại, hạn chế, một số quy định pháp luật còn bất cập, thiếu khả thi, chồng chéo, chậm được sửa đổi. Kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi chưa nghiêm. Phối hợp công tác giữa một số cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ; còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập chậm. Công tác cán bộ còn những yếu kém, phát hiện nhiều vi phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành trong một số lĩnh vực chưa cao. Cải cách thủ tục hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn thấp[lxiv]. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm. Dư luận về tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm vẫn còn ở nhiều cơ quan, đơn vị. Một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, làm giảm sút niềm tin của nhân dân.

5. Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại

Công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tập trung chỉ đạo; phối hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần nâng cao vị thế đất nước. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh, an toàn cho ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển. Thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ; xây dựng, quản lý biên giới hòa bình, ổn định và phát triển. Đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng, an ninh, triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; xử lý nhiều vụ việc phức tạp, gây rối. Tập trung trấn áp tội phạm[lxv]; chú trọng công tác bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ[lxvi].

Tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Làm sâu sắc hơn các khuôn khổ đối tác chiến lược và toàn diện[lxvii]. Thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, các nước ASEAN, nước lớn, các nước bạn bè truyền thống. Đẩy mạnh đối ngoại đa phương; chủ động, tích cực tham gia, định hình các cơ chế hợp tác khu vực, quốc tế. Đảm nhiệm tốt vai trò nước chủ nhà trong tổ chức các Hội nghị quốc tế; trong đó Hội nghị WEF ASEAN 2018 được đánh giá là hội nghị khu vực thành công nhất trong lịch sử 27 năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới[lxviii]. Đến nay đã ký kết, thực hiện 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và có 71 đối tác công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chuẩn bị, trình phê chuẩn Hiệp định CPTPP; thúc đẩy ký kết Hiệp định FTA Việt Nam - EU (Ủy ban châu Âu đã thông qua để trình Hội đồng, Nghị viện châu Âu ký, phê chuẩn); tích cực đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp kết nối, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại và bảo hộ công dân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.

Tuy nhiên, tình hình an ninh, trật tự tại một số địa bàn còn diễn biến phức tạp; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, phòng cháy, chữa cháy… còn bất cập; xảy ra nhiều vụ trọng án, chống người thi hành công vụ, tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng[lxix]. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức. Công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế; chưa tận dụng hiệu quả cơ hội do các hiệp định FTA mang lại.

Đánh giá chung: Mặc dù còn những hạn chế, khó khăn và trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, chúng ta đã kiểm soát tốt lạm phát, ổn định vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung chỉ đạo phát triển các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực mới nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn giai đoạn 2010 - 2015, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, bền vững hơn; quy mô nền kinh tế tăng mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt nhiều kết quả quan trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.

Trên cơ sở kết quả 9 tháng, ước cả năm 2018 chúng ta sẽ đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt[lxx]. Với kết quả đạt được của năm bản lề 2018, tình hình đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong 3 năm 2016 - 2018 phát triển đúng hướng, chuyển biến rõ nét hơn giai đoạn trước; quy mô nền kinh tế gấp 1,3 lần, GDP bình quân đầu người tăng 440 USD so với đầu nhiệm kỳ; đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Dự báo chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra, trong đó đến nay đã có 11 chỉ tiêu đạt và vượt[lxxi].

Việc đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đúng hướng, đổi mới, sát sao, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng,                 Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành; sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, góp phần quan trọng củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Bên cạnh kết quả đạt được, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực, như đã nêu trên. Những hạn chế, yếu kém này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Thực tiễn cho thấy, cấp ủy, chính quyền, cá nhân người đứng đầu ở đâu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, cụ thể, sâu sát thực tiễn, đổi mới sáng tạo, chủ động linh hoạt hơn, thì ở đó đạt được kết quả tốt hơn. Đây cũng là kinh nghiệm rất quan trọng đối với từng cấp, từng ngành trong chỉ đạo điều hành để có những giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục hiệu quả những hạn chế, yếu kém, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.

Thời gian còn lại của năm 2018, chúng ta không được chủ quan với kết quả đạt được; cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; bám sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, có đối sách phù hợp, kịp thời; quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho sản xuất kinh doanh; làm tốt công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm tốt công tác dân vận, thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội; nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2018, tạo thế và lực tốt hơn cho đất nước vào những năm cuối nhiệm kỳ.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

Dự báo tình hình thế giới, khu vực thời gian tới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức; chiến tranh thương mại, biến động tỷ giá, lãi suất, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng nặng nề. Khoa học, công nghệ phát triển nhanh và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta. Ở trong nước, tiếp tục đà phát triển thuận lợi những năm gần đây, tiềm lực đất nước vững mạnh hơn nhiều.            Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém và những khó khăn, thách thức lớn. Chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, chưa bền vững; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp. Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực lớn. Tiềm lực, sức cạnh tranh của khu vực kinh tế trong nước còn thấp, chưa tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Ứng dụng công nghệ cao ở nhiều ngành, lĩnh vực còn hạn chế. Chúng ta tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, FTA với EU…) với yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ… mà không còn được hưởng các ưu đãi đặc thù cho giai đoạn chuyển đổi như trước. Đây là áp lực lớn mà các cấp, các ngành và khu vực kinh tế trong nước cần vượt qua để phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng, hiệu quả. 

1. Mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu chủ yếu

a) Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đẩy mạnh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; quyết liệt đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng hiệu quả Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

b) Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6 - 6,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP.

- Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 - 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24 - 24,5%; Số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%.

- Về môi trường: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.

 

 

2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

2.1. Tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tăng cường năng lực phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời, không để bị động, bất ngờ. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao chất lượng tín dụng. Điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tín hiệu của thị trường và yêu cầu quản lý; ổn định thị trường ngoại tệ, vàng; tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

Giữ vững kỷ luật tài chính - NSNN; tăng cường quản lý, chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong chi NSNN; cắt giảm mạnh chi hội họp, đi công tác trong, ngoài nước. Tạo chuyển biến rõ nét trong giải ngân vốn đầu tư công, đặt hàng dịch vụ công; thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu thầu, áp dụng rộng rãi đấu thầu qua mạng, bảo đảm thực chất, công khai, minh bạch. Tiếp tục cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, chi đầu tư và giảm tỷ trọng chi thường xuyên; giảm bội chi NSNN; quản lý và sử dụng hiệu quả, bảo đảm an toàn nợ công. Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài sản công.

Đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Kiểm soát tốt nhập khẩu bằng các hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp; phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Phát huy vai trò của thị trường trong nước là một động lực phát triển; không để tình trạng lũng đoạn thị trường bán lẻ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tiếp tục điều chỉnh giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế… theo lộ trình phù hợp, bảo đảm kiểm soát lạm phát và gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách, hộ nghèo.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu sớm vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN, hướng đến tiêu chuẩn của các nước phát triển (OECD), nâng cao hơn nữa xếp hạng của Việt Nam. Yêu cầu từng Bộ, ngành, địa phương có chương trình, kế hoạch hành động với mục tiêu, giải pháp, lộ trình cụ thể để tăng nhanh điểm số và xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam, nhất là những chỉ tiêu đang xếp hạng thấp. Tăng cường sự công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin trên các lĩnh vực về chính sách, pháp luật và môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã; khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp. Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp. Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiềm năng đóng góp, lan tỏa, gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ.

2.2. Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các đột phá chiến lược

Thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa, bảo hộ quyền tài sản, thí điểm các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả, nhất là những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển mạnh các thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ; có cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy hoạch để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung nguồn lực đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao. Khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội sửa đổi Luật đầu tư công, Luật đất đai và cho ý kiến đối với dự án Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); thu hút mạnh đầu tư ngoài nhà nước vào phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà đầu tư, người dân và Nhà nước. 

Có chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo, chú trọng quản lý chất lượng đầu ra, phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống thông tin kết nối thị trường lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Nâng cao hiệu quả thị trường khoa học công nghệ, coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới, sáng tạo. Phát triển mạnh doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Bảo đảm hiệu quả sử dụng kinh phí nghiên cứu và hoạt động của các quỹ về phát triển khoa học, công nghệ; khuyến khích các quỹ đầu tư mạo hiểm. Chú trọng bảo hộ sở hữu trí tuệ. Có chính sách thu hút, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực chất lượng cao và các nhà khoa học, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài.

2.3. Tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu lại DNNN và phát triển kinh tế tư nhân. Chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế. Xây dựng chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động. Phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).

Cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.             Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém; tăng cường thanh tra, giám sát; xử lý nghiêm các vi phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động; đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hóa DNNN, bảo đảm công khai, minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước; phát huy vai trò của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ. Quyết liệt đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân; kiến tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh, phát huy tối đa mọi nguồn lực, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển.

 

 

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Rà soát quy hoạch đất lúa để chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn. Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra, ổn định và tăng thu nhập cho người dân. Phát triển hiệu quả, bền vững với tầm nhìn dài hạn kinh tế rừng, kinh tế biển. Chấm dứt tình trạng đánh bắt hải sản trái phép, không đăng ký, không khai báo. Phát triển mạnh mẽ các loại hình hợp tác xã nông nghiệp, nhất là hợp tác xã kiểu mới, có chính sách thu hút hiệu quả doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 3%, xuất khẩu trên 43 tỷ USD và 48 - 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, loại bỏ công nghệ lạc hậu. Đẩy nhanh tiến độ, đưa vào vận hành các công trình công nghiệp trọng điểm. Phấn đấu tăng trưởng công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 8%, tiếp tục là động lực chủ yếu của tăng trưởng. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao như bưu chính, viễn thông, logistics, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; mở rộng áp dụng thị thực điện tử và đơn phương miễn thị thực cho một số địa bàn trọng điểm. Phấn đấu thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế; tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,5%. Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cơ chế điều phối vùng; phát huy mạnh mẽ vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế, thành phố lớn. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng thể chế về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

2.4. Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân

Triển khai hiệu quả Chương trình hành động thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Chăm lo đời sống người có công, đẩy mạnh tìm kiếm, quy tập hài cốt, xác định danh tính liệt sĩ thiếu thông tin. Chú trọng giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên nguồn lực thực hiện các đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tích cực triển khai các Nghị quyết Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, tiền lương; phát triển hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, bền vững, không bao cấp tràn lan. Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa tại khu công nghiệp.

Khắc phục hiệu quả các hạn chế, bất cập trong công tác y tế, giáo dục đào tạo. Tăng cường phòng chống dịch bệnh; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và hiệu quả của y tế cơ sở. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý, khám, chữa bệnh; xây dựng hệ thống thông tin theo dõi sức khỏe nhân dân; chống lạm dụng bảo hiểm y tế. Nâng cao y đức, bảo đảm an toàn bệnh viện. Khuyến khích y tế ngoài công lập, mô hình y tế gia đình; mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế. Làm tốt công tác quản lý thuốc chữa bệnh, đấu thầu thuốc tập trung, bảo đảm giá thuốc tốt nhất cho người dân; phát triển công nghiệp dược, y học cổ truyền. Mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm. Giải quyết tốt các vấn đề về chất lượng dân số, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Chấn chỉnh, khắc phục ngay các bất cập trong thi cử, sách giáo khoa phổ thông. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp công lập; tăng cường kiểm định chất lượng. Thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển giáo dục đào tạo cho vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách.

Phát triển văn hóa, tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá. Nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hoá; thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”. Chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa. Quản lý hiệu quả hoạt động tổ chức lễ hội, biểu diễn nghệ thuật. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; quan tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục, ngăn chặn suy thoái đạo đức, lối sống và phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội. Phát triển thể dục, thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao, chuyên nghiệp.

2.5. Chấn chỉnh công tác quản lý tài nguyên, môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Nâng cao hiệu quả sử dụng, khắc phục tình trạng lãng phí các nguồn lực đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Xây dựng cơ sở dữ liệu, theo dõi, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện nghiêm quy định về đánh giá, xác định trữ lượng, đấu giá quyền khai thác khoáng sản và đấu giá quyền sử dụng đất. Không để tái diễn vi phạm trong khai thác tài nguyên, khoáng sản, đá, cát, sỏi; phân cấp quản lý phù hợp. Hợp tác chặt chẽ với các nước trong chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới và trong quản lý tài nguyên, môi trường biển. Ban hành, thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai Nghị quyết Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Khẩn trương sửa đổi bất cập trong các quy định pháp luật; cải tiến công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường; sàng lọc, lựa chọn các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải; nhân rộng các mô hình xử lý rác thải hiệu quả, bền vững; khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng tiết kiệm năng lượng. Chú trọng bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và cam kết COP-21, P4G[lxxii]. Triển khai hiệu quả, kịp thời hơn các giải pháp phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai.               Ưu tiên nguồn lực đầu tư sửa chữa các hồ, đập có nguy cơ mất an toàn và các dự án phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Sẵn sàng ứng phó kịp thời, xử lý hiệu quả các sự cố, thiên tai và cứu nạn, cứu hộ. Nghiên cứu, xây dựng chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai cho các khu vực trên cả nước, nhất là vùng miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.

2.6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí

Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và hiệu lực thực thi pháp luật. Thực hiện nghiêm Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Xây dựng, trình Quốc hội các dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về tổ chức Chính phủ, tổ chức chính quyền địa phương, cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát quyền lực và trách nhiệm giải trình. Quyết liệt rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Siết chặt kỷ luật hành chính, tăng cường thanh tra công vụ.                Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số với các giải pháp, bước đi phù hợp, chắc chắn. Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, mô hình trung tâm hành chính công, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tiếp nhận, xử lý nhanh và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Cán bộ, công chức, viên chức mọi cấp, mọi ngành phải gần dân, sát cơ sở, nêu gương tốt hơn, phục vụ tốt hơn quần chúng nhân dân.

Tiếp tục cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực; xử lý nghiêm vi phạm. Làm tốt công tác tiếp công dân, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; nghiêm túc thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực. Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án tham nhũng, triệt để thu hồi tài sản bị thất thoát.

2.7. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế

Thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, nâng cao vị thế của đất nước. Tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển KTXH. Đẩy mạnh đối ngoại về quốc phòng, an ninh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Theo dõi sát tình hình trong nước và quốc tế, có đối sách phù hợp, kịp thời. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; trấn áp, triệt phá tội phạm có tổ chức, băng nhóm hoạt động kiểu “xã hội đen”, cướp giật, phản động…, mang lại cuộc sống an toàn hơn cho người dân. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ.

Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn quan hệ với các đối tác. Thực hiện hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương[lxxiii]. Tiếp tục vận động Nghị viện châu Âu để sớm ký kết, phê chuẩn Hiệp định FTA với EU cuối năm 2018, đầu năm 2019; thúc đẩy hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); đẩy mạnh vận động ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế; phát huy, tận dụng tốt cơ hội do các Hiệp định FTA mang lại. Đổi mới công tác ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại và bảo hộ công dân.

2.8. Làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tạo niềm tin và khát vọng dân tộc

Triển khai hiệu quả công tác thông tin truyền thông, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, tăng cường kỷ luật báo chí. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng. Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc; có giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng đưa tin sai sự thật trên mạng để chống phá Đảng, Nhà nước; xử lý nghiêm các vi phạm. Làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước ta vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thưa Quốc hội,

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục hành động quyết liệt; ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém; nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Chính phủ trân trọng đề nghị và mong nhận được sự ủng hộ, giám sát của Quốc hội, Chủ tịch nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân và đồng bào, cử tri cả nước.

Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội./.

 

Phụ lục      

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU NĂM 2018

____________

 

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch năm 2018

Ước thực hiện 2018

Đánh giá

 

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

6,5 - 6,7

6,7

Đạt

 

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu

%

7 - 8

11,2

Vượt

 

Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu

%

< 3

Xuất siêu 0,4%

Vượt

 

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân

%

khoảng 4

< 4

Vượt

 

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP

%

33 - 34

34

Đạt

 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

%

1 - 1,3

1 - 1,5

Vượt

 

Riêng các huyện nghèo giảm

%

4

> 4

 
 

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị

%

<4

3,14

Vượt

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

%

58 - 60

58,6

Đạt

 

Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo

%

23 - 23,5

23 - 23,5

 
 

Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã)

Giường bệnh

26

26,5

Vượt

 

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

85,2

86,9

Vượt

 

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

88

88

Đạt

 

Tỷ lệ che phủ rừng

%

41,6

41,65

Vượt

 

 

 

 

 

 

[i] CPI bình quân năm 2016 là 2,66%; năm 2017 là 3,53% và năm 2018 ước dưới 4%. Chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 là dưới 4%.

[ii] Tổng dư nợ tín dụng năm 2018 ước tăng dưới 17%. Cơ cấu tín dụng dịch chuyển tích cực, tập trung vào sản xuất kinh doanh, chiếm 78,4% tổng tín dụng (năm 2016 là 77,8%), giảm dần vào lĩnh vực bất động sản, chỉ còn 15,8% (năm 2016 là 17,1%).

[iii] Quy mô thị trường chứng khoán đến nay đạt khoảng 113% GDP. Chỉ số VN Index đang ở mức trên dưới 1.000 điểm. Vào cuối tháng 9/2018, Việt Nam được FTSE Russell đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi.

[iv] Năm 2017, Thương mại điện tử của Việt Nam được WTO xếp thứ 73 trong tổng số 140 nước được xếp hạng. Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới rất tiềm năng trong khu vực.

[v] Trong 9 tháng năm 2018, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 178.145 vụ việc vi phạm, nộp NSNN trên 13 nghìn tỷ đồng; khởi tố 1.171 vụ với 1327 đối tượng.

[vi] Tỷ trọng thu nội địa ước 2018 tăng lên gần 82% so với 75,1% của năm 2015; tỷ trọng thu dầu thô giảm từ 6,8% năm 2015 xuống còn 4% năm 2018, tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu giảm từ 17% năm 2015 xuống còn 13,9% năm 2018.

[vii] Mục tiêu kế hoạch 2016 - 2020 là 25 - 26% và bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 23,6%.

[viii] Quốc hội giao mục tiêu Kế hoạch 2018 là 33 - 34%; Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 là 32 - 34%.

[ix] Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội năm 2016, 2017, 2018 tương ứng là 37,5%, 35,7% và 34,5%; tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng lên tương ứng.

[x] Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh năm 2017 của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/189. Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) đánh giá Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) thực hiện quý II/2018 rất lạc quan, tăng 6 bậc so với quý I/2018, đây cũng là đánh giá tích cực nhất từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu trong 18 tháng qua.

[xi] Ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo; Chỉ thị số 07/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Chỉ thị số 26/CT-TTg về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp trong năm 2018; Chị thị số 20/CT-TTg về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh...

Tổ chức Oxfam (Anh) đã xếp Việt Nam đứng thứ 12/157 thế giới về mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và nhóm 10 quốc gia khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cam kết mạnh mẽ nhất cải cách chính sách thuế.

[xii] Năm 2016, có hơn 110 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký gần 900 nghìn tỷ đồng, năm 2017 có gần 127 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký gần 1,3 triệu tỷ đồng.

Trong 3 năm 2016 - 2018 thành lập mới 367 nghìn doanh nghiệp; trong khi cả giai đoạn 2011 - 2015 là 393,8 nghìn doanh nghiệp.

[xiii] Năm 2016, tổng số hợp tác xã là 19.569 với 2.030 hợp tác xã thành lập mới. Năm 2017, tổng số hợp tác xã tăng lên 20.588 với 2.292 hợp tác xã thành lập mới. Năm 2018, ước có khoảng gần 21,2 nghìn hợp tác xã và 61 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 13 nghìn hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu hút 6,4 triệu thành viên tham gia. 

[xiv] Nhiều công trình, dự án quan trọng, quy mô lớn được tập trung đầu tư hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2020 như đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Trung Lương - Mỹ Thuận, Hòa Lạc - Hòa Bình, Tân Vũ - Lạch Huyện, cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, tuyến nối Cao Lãnh - Vàm Cống, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan...; đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; cảng Lạch Huyện, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên...

Việc đưa vào sử dụng một số công trình, dự án giao thông quan trọng vào đầu giai đoạn 2016 - 2020 như các dự án quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (hoàn thành việc nâng cấp cải tạo vào năm 2015), các dự án đường cao tốc hướng tâm có tác động lớn trong việc nâng cao năng lực vận tải, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân, ngay cả đợt cao điểm. Trung bình hàng năm, năng lực vận tải tăng khoảng 10%.

[xv] Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được đầu tư như các trục giao thông hướng tâm, các đường vành đai, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, tuyến tránh đô thị, đặc biệt ưu tiên là các vành đai, các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình cấp nước, thoát nước,                      thu gom và xử lý chất thải rắn được cải tạo, nâng cấp, cải thiện đáng kể. Các chương trình, dự án cấp quốc gia và cấp vùng về phát triển đô thị (dự án phát triển tăng trưởng xanh, dự án phát triển đô thị loại vừa, dự án đô thị động lực...). Hạ tầng kỹ thuật đang tiếp tục được triển khai mạnh mẽ (Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn, Chương trình thí điểm xử lý chất thải rắn nông thôn; Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch; Chương trình quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn; Chương trình quốc gia về đầu tư xử lý nước thải cho các đô thị lớn theo các lưu vực sông, Đề án điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, chuẩn bị thực hiện Dự án Cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu, đề xuất dự án về thoát nước và chống ngập úng giai đoạn 2 vùng Duyên hải…).

[xvi] Trong đó, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,3 triệu người năm 2010, xuống 23,3 triệu người năm 2015 và chỉ còn 21,6 triệu người năm 2017. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 10,3 triệu người năm 2010 lên 12 triệu năm 2015 và đạt 13,8 triệu năm 2017. Tăng mạnh nhất là lĩnh vực dịch vụ từ 14,5 triệu người năm 2010 lên 17,6 triệu năm 2015 và đạt 18,3 triệu người năm 2017.

Chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện; trong đó một số ngành như giao thông vận tải, công nghệ thông tin, y tế, xây dựng, cơ khí… tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 23,5%.

 Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 18,45% năm 2014 lên 20,6% năm 2016 và đạt 21,8% năm 2017. Tổng số người có trình độ trung cấp tăng từ 2,35 triệu người năm 2010 lên 2,82 triệu người năm 2015 và đạt 2,88 triệu người năm 2017; trình độ cao đẳng từ 0,9 triệu người năm 2010 lên 1,52 triệu người năm 2015, đạt 1,9 triệu người năm 2017; trình độ đại học và trên đại học từ 2,7 triệu người lên 4,47 triệu người năm 2015 và đạt 5,37 triệu người năm 2017.

[xvii] Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối tháng 6 năm 2018 tỷ lệ nợ xấu là 2,09%, giảm so với mức 2,46% vào cuối năm 2016; tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 12,27%, cao hơn mức tối thiểu theo quy định là 9%.

[xviii] Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2016: 55 doanh nghiệp, năm 2017: 69 doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay: 20 doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp quy mô vốn nhà nước lớn như Tập đoàn Cao su Việt Nam (47.290 tỷ đồng), các Tổng công ty: Phát điện 3 (26.108 tỷ đồng), Dầu Việt Nam (10.342 tỷ đồng), Điện lực Dầu khí (23.418 tỷ đồng), Lọc hóa dầu Bình Sơn (31.044 tỷ đồng), Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex (9.878 tỷ đồng), Sông Đà (4.438 tỷ đồng), Lương thực miền Nam (4.980 tỷ đồng), Thương mại và Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (2.366 tỷ đồng), Thương mại Hà Nội (2.155 tỷ đồng), Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (IDICO) (2.532 tỷ đồng). Năm 2017, thoái vốn 53,59% số cổ phần tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, thu về gần 110.000 tỷ đồng; Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thoái 3,33%, thu về 8.990 tỷ đồng.

[xix] Trong đó, có 10 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan, Anh, Úc, Malaysia, Italia. Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, điều, cá tra; đứng thứ hai về cà phê; đứng thứ ba về gạo, tôm và đứng thứ năm về xuất khẩu lâm sản.

[xx] Tốc độ tăng chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 9 tháng các năm từ 2012 đến nay như sau: 2012 tăng 6,1%; 2013 tăng 5,3%; 2014 tăng 6,8%; 2015 tăng 9,9%; 2016 tăng 7,1%; năm 2017 tăng 8,8%, năm 2018 tăng 10,6%.

[xxi] Tỷ trọng ngành khai khoáng giảm dần (năm 2016 chiếm 8,12% GDP, năm 2017 chiếm 7,47% GDP; 6 tháng đầu năm 2018 chiếm 7,32% GDP); trong đó, sản lượng dầu thô giảm từ 16,88 triệu tấn năm 2015 xuống 11,3 triệu tấn năm 2018. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng dần (năm 2016 chiếm 14,27% GDP, năm 2017 chiếm 15,33% GDP; 6 tháng đầu năm 2018 chiếm 16,21% GDP).

[xxii] Theo UNIDO, xếp hạng CIP của Việt Nam tăng mạnh, trong khi các nước thuộc nhóm ASEAN-4 tăng không đáng kể; Thái Lan và Malaysia tăng 1 bậc, Indonesia không tăng (CIP là chỉ số đã được đưa vào để đo lường kết quả cơ cấu lại ngành Công nghiệp Việt Nam tại Nghị quyết 27/NQ-TW).

[xxiii]  Như thí điểm taxi công nghệ Grab, Fastgo... xe 4 bánh gắn động cơ sử dụng động cơ điện, xăng…

[xxiv] Theo đánh giá của WTA (Giải thưởng Du lịch thế giới).

[xxv] Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm được thành lập và đi vào hoạt động, tạo cơ chế trao đổi các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội phục vụ liên kết giữa các địa phương. Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 đã có tác dụng thúc đẩy các sáng kiến liên kết giữa các địa phương trong vùng. Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung tiếp tục là cơ chế kết nối 09 tỉnh duyên hải miền Trung trong phát triển... 

[xxvi] GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 1.960 USD/người năm 2013 lên 2.109 USD/người năm 2015; lên 2.215 USD/người năm 2016; 2.389 USD/người năm 2017; ước năm 2018 đạt 2.540 USD/người, gấp 1,21 lần năm 2015. Nếu tính theo Ngang giá sức mua (PPP) thì năm 2018 ước đạt 7.640 USD, với mức tăng bình quân 6% hàng năm thì đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 8.580 USD. Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI) đã công bố báo cáo "Hiệu quả vượt trội: Các nền kinh tế mới nổi với sức tăng trưởng cao và những doanh nghiệp hậu thuẫn", trong đó nhấn mạnh Việt Nam là một trong 18 nền kinh tế có "hiệu quả vượt trội hơn" so với các nền kinh tế còn lại.

Cụ thể, báo cáo của MGI nhấn mạnh 11 nền kinh có tốc độ tăng trưởng "đạt hiệu quả vượt trội hơn" gồm Azerbaijan, Belarus, Campuchia, Ethiopia, Ấn Độ, Kazakhstan, Lào, Myanmar, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng GDP đầu người trung bình 5%/năm trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2016.

[xxvii] Các tổ chức quốc tế đều dự báo kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng cao (ADB dự báo tăng trưởng 6,9%, WB 6,5%, HSBC 6,5%, ANZ 6,8%, IMF 6,6%, Standard Chartered dự báo tăng trưởng ở mức 7% năm 2018). Trong khi đó, dự báo tăng trưởng năm 2018 của Hoa Kỳ khoảng 2,7%, EU khoảng 2,5%, Trung Quốc khoảng 6,5%, Ấn Độ khoảng 7,3%, ASEAN-5 khoảng 5,3%.

[xxviii] Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Report) 2018 vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, phương pháp thực hiện xếp hạng năm nay đã có sự thay đổi toàn diện, theo hướng chú trọng đổi mới sáng tạo, công nghệ và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn và nâng cao thu nhập của người dân trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với cách tiếp cận mới, chỉ số này có tên gọi mới là Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0). Phương pháp mới của WEF năm nay xếp hạng các nền kinh tế thông qua 98 tiêu chí được chia thành 12 cột trụ. Các cột trụ này được chia vào 4 nhóm chính, gồm Môi trường Thuận lợi (Thể chế, Cơ sở hạ tầng, Sự phổ cập công nghệ thông tin - viễn thông, Ổn định vĩ mô), Thị trường (Sản phẩm, Lao động, Hệ thống Tài chính, Quy mô thị trường), Nhân lực (Sức khỏe, Kỹ năng) và Hệ sinh thái Đột phá sáng tạo (Sự năng động trong kinh doanh, Khả năng đột phá). Xếp hạng năm nay của WEF đưa ra đánh giá 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, so với 135 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng vào năm 2017. Việt Nam xếp thứ 77/140 trong xếp hạng cạnh tranh của WEF năm nay, so với vị trí 74/135 trong xếp hạng năm ngoái. Điểm số của Việt Nam đạt được năm nay là 58,1 điểm, tăng nhẹ so với mức 57,9 điểm vào năm 2017.

[xxix] Còn tình trạng tour 0 đồng, hướng dẫn viên nước ngoài núp bóng, ăn xin, chèo kéo khách du lịch, ép giá, mất vệ sinh...

[xxx] Nghị định số 99/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Nghị định số 102/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài. Tổ chức chu đáo việc tặng quà nhân các dịp lễ, Tết; đã chi trên 355 tỷ đồng tặng quà nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sĩ.

[xxxi] Trong đó có không ít trường hợp liệt sĩ đã hy sinh 70 - 80 năm.

[xxxii] Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 2086/2016/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025; Diễn đàn Phát triển Dân tộc thiểu số 2018 với chủ đề "Sâm Ngọc Linh – Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số" (tổ chức vào tháng 8/2018 tại Quảng Nam); Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 phê duyệt Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025; tổ chức tuyên dương các gương khởi nghiệp thanh niên dân tộc thiểu số, khát vọng khởi nghiệp bừng sáng bản làng; liên hoan văn hóa dân tộc Khemer; liên hoan tiếng hát Then tỉnh Hà Giang…

[xxxiii] Diện tích nhà ở bình quân đạt khoảng 23,43 m2/người, hoàn thành 3,78 triệu m2 nhà ở xã hội, các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo ở nông thôn, vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai được triển khai theo kế hoạch.

[xxxiv] Từ đầu năm đến nay có 432 nghìn người nộp hồ sơ; trên 330 nghìn người được hưởng trợ cấp thất nghiệp; 625 nghìn lượt người được tư vấn và gần 16,5 nghìn lượt người được hỗ trợ học nghề.

Mức lương tối thiểu vùng của người lao động được điều chỉnh tăng từ ngày 01/01/2018 theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ. Mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được điều chỉnh tăng từ ngày 01/7/2018 theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

[xxxv] Triển khai quản lý hồ sơ sức khỏe đến từng người dân ở nhiều địa phương, tiến tới thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Gần 50% số thẻ đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện/trung tâm y tế huyện. Nhiều trạm y tế xã, phường đã đổi mới hoạt động, làm tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Hiện có khoảng 80% người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến y tế cơ sở (tuyến huyện là 47%, tuyến xã là 33%). Số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở đạt khoảng 70%.

[xxxvi] Hầu hết các kỹ thuật y tế cao, tiên tiến trên thế giới đều đã và đang được thực hiện ở nước ta, như: Ghép tạng, phẫu thuật nội soi, can thiệp tim mạch, điều trị ung thư,... đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, tiêm chủng mở rộng và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

[xxxvii] Tính đến tháng 6/2018, cả nước có 15.256 trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ (công lập 12.662, ngoài công lập 2.594); có 5.306.536 trẻ mầm non (trẻ nhà trẻ 707.990, trẻ mẫu giáo 4.598.546). Cả nước hiện có 178.546 nhóm, lớp học 2 buổi/ngày, đạt 89,65% (còn 20.605 nhóm/lớp chưa học 2 buổi/ngày). Có 165.516 nhóm, lớp tổ chức bán trú, tỷ lệ 83,11%, trẻ nhà trẻ được ăn bán trú đạt 84,62%, trẻ mẫu giáo được ăn bán trú đạt 76,63%. Tính đến năm học 2018 - 2019, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ước đạt 92%.

[xxxviii] Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay đã có 23 trường thực hiện tự chủ. Việt Nam có 05 trường đại học nằm trong tốp 400 trường hàng đầu châu Á, 02 trường đại học nằm trong tốp 1.000 trường tốt nhất thế giới; nghiên cứu khoa học trong các trường đại học có bước tiến bộ, công bố quốc tế tăng.

[xxxix] Nghị định số 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 70/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước; Nghị định số 76/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

Nhiều quỹ đầu tư được thành lập; trong đó Quỹ Vinacapital: 100 triệu USD; Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và khoa học công nghệ của Vingroup: 2.000 tỷ VNĐ; Quỹ đầu tư mạo hiểm của Vingroup: 300 triệu USD.

Nhiều nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gọi vốn thành công; trong đó, sàn giao dịch điện tử Sendo gọi vốn thành công hơn 1.000 tỷ đồng; Công ty Vntrip gọi vốn thành công lần thứ 3, được định giá trên 1.000 tỷ đồng; Ứng dụng gọi xe fastgo gọi vốn thành công trên 100 tỷ đồng.

[xl] Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đã rà soát bãi bỏ, đơn giản hóa trên 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; chuyển 91% sản phẩm hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành sang hậu kiểm, giảm thời gian kiểm tra từ 23 ngày xuống còn 01 ngày, vượt yêu cầu ASEAN+4 (90 giờ). Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, nâng tỷ lệ đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trong lĩnh vực này lên 48% (so với 35% những năm trước đây).

[xli] Có gần 2.400 doanh nghiệp đạt điều kiện là doanh nghiệp khoa học công nghệ; trong đó có 386 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, nâng tỷ lệ đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trên tổng chi đầu tư cho khoa học công nghệ toàn xã hội lên 48% (so với 35% những năm trước đây).

[xlii] Đến nay, Techmart đã ký được gần 10 nghìn biên bản ghi nhớ và hợp đồng mua bán công nghệ với tổng giá trị trên 10 nghìn tỷ đồng.

[xliii] Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đánh giá chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam năm 2018 tăng 02 bậc, đứng thứ 45/126 quốc gia, vùng lãnh thổ.

[xliv] Đến nay, cả nước có trên 40 nghìn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được kiểm kê, trong đó có gần 10 nghìn di tích cấp tỉnh/thành phố, 3.466 di tích quốc gia, 95 di tích quốc gia đặc biệt, 08 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; số di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê là 62.283 với 257 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. Tổ chức đón Bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ, Hát Xoan Phú Thọ; Xây dựng hồ sơ “tranh dân gian Đông Hồ” tỉnh Bắc Ninh và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” tỉnh Ninh Thuận trình UNESCO. Tiếp tục triển khai chấn chỉnh hoạt động thực hành nghi lễ Hầu đồng trong thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ.

[xlv] Lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ 3 không tổ chức chém lợn; Hội phết Đình Đông Lai, xã Bàn Giản (Vĩnh Phúc) diễn ra an toàn không có nội dung tổ chức cướp phết mà chỉ thực hành trình diễn nghi lễ; Lễ hội Đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn năm đầu tiên thay đổi hình thức cướp lộc, không xuất hiện cảnh tranh giành cướp giò hoa tre... Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội.

[xlvi] Tổ chức các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể; tập huấn tuyên truyền về pháp luật và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức các đội tuyên truyền văn hóa đi biểu diễn phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới, biển đảo.

[xlvii] Lễ hội Lồng Tồng (dân tộc Tày, Nùng), Lễ hội Cầu mùa (dân tộc Khơ Mú); Lễ hội Gầu Tào (dân tộc H’Mông); Lễ hội Hoa Ban (dân tộc Thái); Lễ hội mừng lúa mới...

[xlviii] Các vận động viên Việt Nam đã giành được tổng số 368 HCV, 281 HCB, 226 HCĐ. Trong đó nổi bật là: Tại Thế vận hội Châu Á (ASIAD 18), đoàn Việt Nam giành được 38 huy chương trong đó có 4 HCV, Đội tuyển bóng đá Olimpic lần đầu tiên vào bán kết tại ASIAD 18. Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam giành HCB tại giải vô địch U23 Châu Á; đội tuyển Thể dục dụng cụ giành 2 HCV tại giải Cúp thể dục thế giới, 5 HCV, 7 HCB, 3 HCĐ tại giải vô địch trẻ, các nhóm tuổi thế giới; đội tuyển Pencak Silat giành 3 HCV, 7 HCB, 8 HCĐ giải vô địch trẻ thế giới; đội tuyển Aerobic giành 3 HCV, 2 HCB, 4 HCĐ tại Cup Suzuki thế giới; đội tuyển cử tạ giành 18 HCV, 12 HCB, 7 HCĐ giải vô địch thanh thiếu niên châu Á; đội tuyển Vật giành 54 HCV, 19 HCB, 11 HCĐ giải vô địch Đông Nam Á...

[xlix] Trong 6 tháng đầu năm 2018 đã phát hiện 682 vụ xâm hại trẻ em với 735 trẻ em là nạn nhân, trong đó xâm hại tình dục 572 vụ với 562 nạn nhân.

[l] Số lượng người cao tuổi hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng là khoảng 1,5 triệu người; khoảng 10 nghìn người cao tuổi đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

[li] Giám sát chặt chẽ để Công ty Formosa tại Hà Tĩnh, Công ty Lee &Man tại Hậu Giang, Alumin Nhân Cơ, Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 tại Khu kinh tế Dung Quất; dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; dự án Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Công ty Cổ phần thép Hòa Phát - Dung Quất một số nhà máy nhiệt điện... hoạt động an toàn, hiệu quả có đóng góp cho tăng trưởng.

[lii] Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý cũng được tăng lên, tại khu vực nội thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 85,5% (năm 2010 tỷ lệ này là 82%, năm 2015 tỷ lệ này là xấp xỉ 85%), tại khu vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 55% (giai đoạn 2011 - 2015 tỷ lệ là khoảng 40%).

[liii] Sai số dự báo trung bình trong các thời hạn trước 24, 48 và 72 giờ lần lượt trong trong khoảng  100 - 150 km, 150 - 200 km, 250 - 300 km. Cảnh báo bão sớm trước 05 ngày, dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới trước 03 ngày. Dự báo, cảnh báo mưa lớn trước 2 - 3 ngày với độ tin cậy khoảng 75%; cảnh báo rét đậm, rét hại trước 2 - 3 ngày với độ tin cậy 80 - 90%; cảnh báo lũ trên các sông khu vực miền Trung,              Tây Nguyên trước 1 - 2 ngày, các sông khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ trước 3 - 5 ngày thường đạt 70 - 80%; cảng báo các đợt nắng nóng diện rộng trước từ 2 - 3 ngày có độ tin cậy 70%.

[liv] Ví dụ như: Vỡ hồ chứa nước thải tại nhà máy DAP ở Lào Cai; số lượng lớn công-ten-nơ rác phế liệu vô chủ, ùn ứ tại nhiều cảng biển…

[lv] Từ đầu năm cho tới nay, Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến đối với 16 dự án luật, dự thảo nghị quyết. Đặc biệt, trong tháng 7 năm 2018, Chính phủ tổ chức phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật để xem xét, cho ý kiến đối với một số dự án luật quan trọng như Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.

[lvi] Theo Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua 22 dự án Luật, trong đó có: Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật công an nhân dân (sửa đổi); Luật chăn nuôi (sửa đổi); Luật trồng trọt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đặc xá; Luật cảnh sát biển; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học...

[lvii] Năm 2016 còn 35 văn bản, giảm 23 văn bản so với năm 2015; năm 2017 còn 11 văn bản, giảm 22 văn bản so với năm 2016. Đến nay, Chính phủ còn nợ 11 văn bản, bằng số văn bản nợ đọng năm 2017. Các văn bản chưa ban hành đa số là các văn bản có nội dung khó, phức tạp cần xin ý kiến chỉ đạo của nhiều cấp.

[lviii] Đã sắp xếp, giảm 15 Vụ thuộc Bộ, 189 phòng thuộc Vụ, Cục. Bộ Công an giảm 6 tổng cục, giảm 65 đơn vị cấp Cục (còn 60), đưa cảnh sát phòng cháy, chữa cháy về Công an tỉnh. Một số địa phương đã rà soát, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; xoá bỏ các tổ chức trung gian. Sáp nhập 3 Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng UBND và Văn phòng HĐND cấp tỉnh tại 10 tỉnh, thành phố.

[lix] Trong đó, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc tại các bộ, cơ quan như: Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Công Thương, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch...; chủ trì nhiều cuộc làm việc với các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Tập trung kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính và các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đối với các Bộ ngành, địa phương.

Từ khi thành lập đến ngày 30/9/2018, Tổ công tác đã kiểm tra 55 cuộc, trong đó có 31 cuộc kiểm tra chuyên đề về xây dựng thể chế, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết vốn đầu tư công, thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh. Đã thúc đẩy thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

[lx] Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 28/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

[lxi] Ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm thiết lập hệ thống thông tin điện tử một cửa kết nối giữa các cấp chính quyền. Phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến thống nhất từ trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin quốc gia và xác thực điện tử; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin thông qua việc phát triển các khu công nghệ thông tin trọng điểm và các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm...

[lxii] Toàn ngành Thanh tra đã tiến hành gần 5,5 nghìn cuộc thanh tra hành chính và trên 180 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế gần 30,5 nghìn tỷ đồng và trên 33 nghìn ha đất; trong đó đã kiến nghị thu hồi gần 26,5 nghìn tỷ đồng (đã thu hồi trên 14,6 nghìn tỷ đồng) và 389 ha đất. Ban hành trên 89,3 nghìn quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 9,6 nghìn tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét 65 vụ, 75 đối tượng. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện gần 3 nghìn kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, thu hồi và xử lý khác trên 20,2 nghìn tỷ đồng (đạt tỷ lệ 68%); xử lý gần 700 tổ chức và trên 2 nghìn cá nhân, khởi tố 12 vụ, 16 đối tượng.

[lxiii] Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiều chủ trương, giải pháp và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên; các Bộ ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp trên 286 nghìn lượt công dân khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh. Có trên 3,6 nghìn lượt đoàn đông người, tiếp nhận gần 230 nghìn đơn; giải quyết gần 17 nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (đạt trên 84%). Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân 77 tỷ đồng, 11 ha đất, trả lại quyền lợi cho trên 1,1 nghìn người. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương thi hành, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính theo đúng quy định pháp luật.

[lxiv] Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay, tỉ lệ dịch vụ công có phát sinh hồ sơ trực tuyến ở các bộ, ngành Trung ương đạt 37%; ở địa phương bình quân đạt khoảng 10%.

[lxv] Từ năm 2016 đến nay, lực lượng Công an đã điều tra, xử lý 63.093 vụ, bắt 128.978 đối tượng (đạt 80,12%), triệt phá 3.478 băng, nhóm tội phạm, trong đó có các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm “núp bóng” công ty, doanh nghiệp để hoạt động phạm tội, ảnh hưởng xấu đến môi trường cạnh tranh, hoạt động bình thường của các doanh nghiệp; phát hiện, xử lý 26.034 vụ tội phạm và vi phạm về trật tự quản lý kinh tế, 415 vụ tội phạm và vi phạm pháp luật về tham nhũng, chức vụ.

[lxvi] Trong 9 tháng, đã điều tra, khám phá 30.754 vụ tôi phạm về trật tự xã hội; xử lý 65.873 đối tượng, triệt phá 1.634 băng, nhóm tội phạm. Phát hiện, xử lý 12.198 vụ phạm tội về kinh tế, 310 vụ phạm tội về tham nhũng; 19.295 vụ tội phạm ma túy, trong đó triệt phá nhiều đường dây, tụ điểm ma túy lớn như: Vụ Loóng Luông, Sơn La; vụ 512 bánh hêroin tại Điện Biên, vụ 329 bánh hêrôin ở Lào Cai. Trong 9 tháng, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí: Giảm 7,85% số vụ, 1,09% số người chết, 10,27% số bị thương.

[lxvii] Đến nay, có 27 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, trong đó Việt Nam là nước ASEAN duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược/toàn diện với 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ nhóm G7 và 13/20 nước G20. Hai năm qua đã nâng cấp quan hệ với Nhật Bản lên Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình, thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Australia, đối tác toàn diện với Myanmar và Canada, đang thúc đẩy thiết lập Đối tác chiến lược với New Zealand.

[lxviii] Trong đó, đã tổ chức chu đáo Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 6, Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 và Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN...

[lxix] Tội phạm chống người thi hành công vụ tuy giảm nhưng tính chất, mức độ rất liều lĩnh, manh động, coi thường pháp luật. Trong 9 tháng năm 2018, đã xảy ra gần 3 nghìn vụ cháy, làm chết 79 người, bị thương 174 người, thiệt hại gần 900 tỷ đồng, giảm 8,85% số vụ, tăng 6,76% số người chết, tăng 10,13% số người bị thương.

[lxx] Trong đó, có 08 chỉ tiêu ước vượt kế hoạch là: (1) Xuất siêu 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu               (kế hoạch nhập siêu dưới 3%); (2) Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP 34% (kế hoạch                33 - 34%); (3) Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 11,2% (kế hoạch 7 - 8%); (4) Số giường bệnh trên 1 vạn dân là 26,5 giường (kế hoạch 26 giường); (5) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 86,9% (kế hoạch 85,2%);  (5) Tốc độ tăng chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 4% (kế hoạch khoảng 4%);                (6) Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều 1 - 1,5% (kế hoạch 1 - 1,3%), riêng các huyện nghèo giảm trên 4% (kế hoạch 4%); (7) Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 3,14% (kế hoạch dưới 4%);             (8) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65% (kế hoạch 41,6%).

Có 04 chỉ tiêu đạt kế hoạch là: (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6,7% (kế hoạch                6,5 - 6,7%); (2) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP 34% (kế hoạch 33 - 34%); (3) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 58,6% (kế hoạch 58 - 60%);                  (4) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 88% (kế hoạch 88%).

[lxxi] Có 11 chỉ tiêu ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2018 đã đạt và vượt so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 là: (1) Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (33,5% so với mục tiêu 5 năm là 32 - 34%); (2) Tỷ lệ bội chi NSNN (3,67% so với mục tiêu 5 năm dưới 4%); (3) Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) (42,18% so với mục tiêu 5 năm là 30 – 35%); (4) Tốc độ tăng năng suất lao động (5,62% so với mục tiêu 5 năm là 5%); (5) Tỷ lệ đô thị hóa (38,4% so với mục tiêu 5 năm là 38 - 40%); (6) Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (3,14% so với mục tiêu 5 năm là dưới 4%); (7) Giường bệnh/1 vạn dân (26,5 so với mục tiêu 5 năm là 26,5); (8) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (86,9% so với mục tiêu 5 năm là 80%) (9) Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân (1,39 - 1,56% so với mục tiêu 5 năm là 1 - 1,5%); (10) Tỷ lệ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh của dân cư nông thôn (92% so với mục tiêu 5 năm là 90%); (11) Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý (86% so với mục tiêu 5 năm là 85%).

[lxxii]  Hội nghị thượng đỉnh đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 19-20/10/2018 tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch).

[lxxiii] Triển khai hiệu quả Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

 

Danh mục
Tin mới
Đối tác
  • acf.org.vn
Quảng cáo
  • Thanh tra
  • công luận
Thống kê truy cập
Quảng cáo
    kh1kh2kh3kh4kh5kh6kh7kh8kh9