Áp thuế tự vệ phân bón: Bảo vệ doanh nghiệp nội, thuận lợi người nông dân

 
Áp thuế tự vệ phân bón: Bảo vệ doanh nghiệp nội, thuận lợi người nông dân
29/1/2018 12:00:00 PM
Áp thuế tự vệ phân bón: Bảo vệ doanh nghiệp nội, thuận lợi người nông dân

THCL - Áp thuế tự vệ phân bón DAP là công cụ được Bộ Công Thương sử dụng để thiết lập một "cuộc chơi" bình đẳng với các doanh nghiệp nội, đồng thời có tính quyết định tới sự thành bại của công cuộc bán vốn của Vinachem.

 

Áp thuế tự vệ phân bón: Bảo vệ doanh nghiệp nội, thuận lợi người nông dân

 

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 16/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2017-2020. Theo đó, Vinachem sẽ có vốn điều lệ 20.000 tỷ đồng, nhà nước sẽ chỉ còn nắm cổ phần chi phối 50%.

 

Theo đề án này, Vinachem sẽ thực hiện bán sạch vốn sau khi doanh nghiệp hết lỗ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả tại Công ty Cổ phần DAP - Vinachem (Hải Phòng), Công ty Cổ phần DAP số 2-Vinachem (Lào Cai), Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc. Bán vốn tại 4 doanh nghiệp trên là một bài toán khó đối với Vinachem bởi đây là 4 trong số 12 dự án yếu kém, thua lỗ, chậm tiến độ của Bộ Công Thương.

 

Riêng với DAP số 1 và DAP số 2, hai doanh nghiệp này chìm trong khó khăn từ 2015 - 2017 do áp lực từ việc cạnh tranh với các loại phân DAP nhập khẩu, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc.

 

Áp lực thoái vốn lớn song để bán được đã khó, bán được giá lại càng nan giải. Bài toán khó nhưng không phải không có lời giải. Sau một thời gian khá dài điều tra việc bán phá giá phân bón trên thị trường, ngày 19/8, Bộ Công Thương đã chính thức áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, mức thuế tự vệ tạm thời là 1.855.790 đồng/tấn.

 

Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng trong khoảng thời gian không quá 200 ngày kể từ ngày có hiệu lực. Biện pháp này sẽ chấm dứt vào ngày 6/3/2018 hoặc Bộ Công Thương có quyết định áp thuế tự vệ chính thức.

 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016 Việt Nam nhập khẩu 4,15 triệu tấn phân bón, tương ứng 1,1 tỷ USD. Bộ Công Thương dự tính, chi nhập khẩu phân bón trong năm 2017 tương đương với năm 2016 ở mức 1,1 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu chính là từ Trung Quốc.

 

Việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời được cho là một biện pháp cấp bách cứu ngành phân bón DAP trong nước ổn định sản xuất, cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Ghi nhận trên thị trường, ngay sau khi áp thuế, giá các loại phân bón NPK có giá dao động từ 530.000 đồng - 800.000 đồng/bao, tăng 30.000 - 90.000 đồng/bao so với vụ trước đó.

 

Về phía các doanh nghiệp, áp dụng thuế tự vệ giống như "đũa thần" giúp các công ty này thoát khỏi "vũng lầy" ổn định tài chính, là cơ sở để thoái vốn thành công theo đề án của Chính phủ. 

 

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ tháng 8/2017, Công ty Cổ phần DAP - Vinachem đã có lãi trong kỳ khoảng 4 tỷ đồng, tháng 9/2017 ước lãi 6,766 tỷ đồng, dự kiến cuối năm 2017 có lãi lũy kế. Tuy nhiên DAP số 2 và Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc vẫn lỗ do gặp nhiều khó khăn về giá nguyên liệu cao, trong khi giá sản phẩm thấp và nhiều chính sách chưa được áp dụng.

 

Ông Nguyễn Văn Thanh, Cụ trưởng Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) cho rằng những năm qua các doanh nghiệp DAP nội đã phải chịu nhiều áp lực như chi phí tài chính cao, phân bón Trung Quốc ồ ạt chiếm thị trường trong nước với lượng lớn và giá thấp. Do đó, việc áp dụng biện pháp thuế tự vệ tạm thời với DAP được Bộ Công Thương nghiên cứu và triển khai, đảm bảo phù hợp với các cam kết của WTO, bảo vệ nền sản xuất trong nước.

 

Ông Thanh nhấn mạnh, hiện nay các nhà máy DAP chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước. Các nhà máy đã cơ sản xuất ổn định, đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, do đó việc áp dụng thuế tự vệ là hợp lý.

 

"Về lâu dài, việc áp thuế tự vệ sẽ tạo sự bình ổn thị trường, giúp bảo vệ các doanh nghiệp phân trong nước và người nông dân cũng được hưởng lợi", ông Thanh nói.

 

Nguồn: Thương hiệu & Công luận - Yên Châu

 

Danh mục
Tin mới
Đối tác
  • acf.org.vn
Quảng cáo
  • Thanh tra
  • công luận
Thống kê truy cập
Quảng cáo
    kh1kh2kh3kh4kh5kh6kh7kh8kh9